Nhóm nghiên cứu Phần 108 – xem xét những trường hợp ngoại lệ trong luật bản quyền Mỹ (US Copyright Law) đối với Thư viện và Lưu trữ (Section 108 Study Group Looks at Exceptions to Law for Libraries and Archives) vừa đưa ra bản báo cáo đề xuất thay đổi trong Luật Bản quyền Mỹ để phản ánh các công nghệ số. |
Sau gần ba năm triển khai một nghiên cứu sâu, Nhóm nghiêu cứu Phần 108 (Section 108) của Luật Bản quyền Mỹ (US Copyright Law) đã đưa ra bản báo cáo của mình và những đề xuất về các trường hợp ngoại lệ cần được đưa vào Luật Bản quyền Mỹ để hướng dẫn thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng có thể xử lý những tài liệu bản quyền nhằm làm thế nào đó giúp họ thực hiện sứ mệnh của mình trong môi trường số. Bản báo cáo này sẵn có tải về từ www.section108.gov. Section 108 là một phần của Đạo luật Bản quyền (Copyright Act) của Hoa Kỳ cung cấp những chỉ dẫn về các trường hợp ngoại lệ đối với thư viện và cơ quan lưu trữ để họ có thể sao chép nhiều bản nhằm thay thế các ấn phẩm bản quyền trong các bộ sưu tập của họ khi cần thiết nhằm bảo quản chúng lâu dài và đảm bảo luôn sẵn có đối với người dùng.
Các công nghệ số đã và đang làm thay đổi hoàn toàn cách thức những tác phẩm bản quyền được tạo ra và phân tán, đồng thời cũng làm thay đổi cách mà thư viện và cơ quan lưu trữ bảo quản và chuyển giao những ấn phẩm bản quyền đó tới người dùng. Các cơ quan lưu giữ di sản văn hóa đã bắt đầu bổ sung số lượng lớn ấn phẩm được xuất bản dưới hình thức số – “born digital” và số hóa nhiều ấn phẩm in (analog materials) trong các bộ sưu tập của mình để đảm bảo sự sẵn có liên tục những ấn phẩm đó đối với các thế hệ tương lai. Section 108 của Đạo luật Bản Quyền Mỹ (US Copyright Act) hiện nay không đủ hướng dẫn để giải quyết nhiều vấn đề chỉ có đối với những phương tiên chuyển giao dưới hình thức số, kể cả từ góc độ người nắm giữ bản quyền hoặc từ góc độ của thư viện và cơ quan lưu trữ.
Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress) đã triệu tập một nhóm theo sự hậu thuẫn của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ (US Copyright Office) và Chương trình Bảo quản và Cơ sở Hạ tầng Thông tin Số Quốc gia (National Digital Information Infrastructure and Preservation Program). Thư viện Quốc hội Mỹ đã đóng vai trò như là một điều phối viên và không có bất cứ một kiểm soát, hay ảnh hưởng gì đối với những đề xuất cuối cùng của bản báo cáo nghiên cứu. Những đề xuất này đại diện cho quan điểm của 19 thành viên của một nhóm nghiên cứu độc lập – những thành viên này đến từ thư viện quốc hội Mỹ, và các cộng đồng nghiêu cứu học thuật, giải trí và nhà xuất bản trong lĩnh vực công và tư nhân thay vì từ những tổ chức mà họ được thuê làm việc.
Laura N.Gasaway, phó khoa quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo sư luật và cựu giám đốc thư viện luật của Khoa Luật, Đại học Bắc Carolina (University of North Carolina’s School of Law), và Richard S.Rudick, cựu phó chủ tịch cao cấp và cố vấn của nhà xuất bản John Wiley and Sons và phó chủ tịch của ban giám đốc của “Trung tâm Làm Sạch Bản Quyền” (Copyright Clearance Center), đã đồng chủ tịch nhóm nghiên cứu.
Bản báo cáo này đã được chuyển đến người phụ trách thư viện của quốc hội, James H.Billington và Đăng ký viên Bản Quyền, Marybeth Peters. Nó sẽ làm cơ sở cho biên soạn luật và đề xuất tới quốc hội.
Billington cảm ơn nhóm nghiên cứu về sự tận tâm của họ để đạt được mục tiêu của mình và phụng sự quốc gia: “Công việc quan trọng mà các bạn đã làm sẽ giúp cho các thư viện và cơ quan lưu trữ trên toàn quốc vì họ đang làm việc để thưc hiện những sứ mệnh của mình trong kỷ nguyên đã và đang thay đổi cách chúng ta quản lý và vận hành.”
Đây là một số đề xuất tiêu biểu:
Các bảo tàng nên được đưa vào Section 108 một cách hợp lệ, vì chúng thực hiện nhiều chức năng tương tự như các thư viện và cơ quan lưu trữ khi thực hiện sao chép để bảo quản những ấn phẩm gặp rủi ro trước khi chúng có thể bị hủy hoại, hoặc mất đi. Sự truy cập tới các bản sao chỉ phục vụ bảo quản sẽ ở mức giới hạn nào đó.
Một trường hợp ngoại lệ khác nên được đưa vào Section 108 nhằm cho phép thư viện và cơ quan lưu trữ thực hiện sao chụp số và sản sinh lại các trang Web sẵn có, và cả nội dung truy cập trực tuyến khác cho mục đích bảo quản và tạo ra khả năng truy cập cho người dùng phục vụ học tập, nghiên cứu, hoặc tranh luận học thuật. Những người nắm giữ bản quyền có thể được lựa chọn quyết định không tham gia vào điều khoản này.
Thư viện và cơ quan lưu trữ nên được phép sao chép một số lượng bản giới hạn, hợp lý đến mức cần thiết, để tạo ra và duy trì một bản sao thay thế hoặc bảo quản. Trong nhiều đề xuất khác, sự sửa đổi tới điều khoản giới hạn ba bản sao số sẽ cho phép thư viện bảo quản an toàn hơn các tài liệu số mà thường cần phải lưu nhiều bản sao.
Nhóm nghiên cứu đã làm việc trên cơ sở đồng thuận chung. Khi đưa ra đề xuất cho bất kỳ vấn đề gì, họ đều ghi lại bằng thỏa thuận của tất cả các bên tham gia, cho dù thỏa thuận này thường có điều kiện là phải giải quyết tất cả các vấn đề liên quan, như đã liệt kê trong bản báo cáo này.
Cơ sở để nghiên cứu
Luật Bản quyền Mỹ (US Copyright law) cấu thành lên nhiều các mối quan hệ giữa người dùng, tác giả hay người tạo ra nội dung (Creators), và nhà phân phối nội dung được bảo vệ bởi luật bản quyền. Do nhịp độ tăng nhanh chóng của những thay đổi về công nghệ và xã hội, luật này đang thể hiện những giả thuyết không còn hợp thời nữa về công nghệ, cách ứng xử, thực hành chuyên nghiệp và các mô hình kinh doanh. Section 108 của Đạo luật Bản Quyền năm 1976 (The Copyright Act of 1976), đưa ra những hướng dẫn cho thư viện và cơ quan lưu trữ về các trường hợp ngoại lệ đối với các quyền dành riêng của những người sở hữu bản quyền đã được ban hành trong thời kỳ trước kỷ nguyên số. Tại thời điểm đó, các tác phẩm đã được tạo ra và phân phối chủ yếu dưới dạng vật thể (analog), và việc sao chép của thư viện và cơ quan lưu trữ đã bao gồm việc chụp từ bản in sang bản in và dưới hình thức vi phim. Kể từ khi đó, nhiều công nghệ đã thay đổi. “Đạo luật Bản Quyển Kỷ Nguyên số” (Digital Millennimum Copyright Act – DMCA), được ban hành năm 1998 đã sửa đổi một số phần của Section 108, song nhiều điều khoản chỉ mới bắt đầu hướng dẫn cách thực hiện bảo quản của thư viện và lưu trữ trong môi trường số và nó vẫn chưa sửa đổi toàn diện chương này (Section 108).
Nhóm nghiên cứu Section 108 đã tổ chức một cuộc họp triển khai đầu tiên vào tháng 4 năm 2005 và buổi họp cuối cùng vào tháng 1 năm 2008. Những cuộc họp diễn ra kín cứ hai tháng một lần để đảm bảo rằng các thành viên của nhóm có thể phát biểu thoải mái mà không quan ngại về các quan điểm khác từ các đồng làm việc của họ. Nhóm này cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn tròn công khai tại Chicago, Los Angeles và Washington D.C, và chấp thuận nhiều ý kiến đóng góp từ công chúng được thu hoạch thông qua các nhận xét trong ban đăng ký Liên Bang (Federal Register)
Kinh nghiệm của Thư viện Quốc hội Mỹ trong việc kế hoạch một Chương trình Bảo quản và Cơ sở Hạ tầng Thông tin Số Quốc gia (NDIIPP) và công việc nghiên cứu liên tục của Văn phòng Bản Quyền Hoa Kỳ (US Copyright Office), môt phần của Thư viện Quốc hội Mỹ, đã chỉ ra rằng những công nghệ mới đã và đang thay đổi nhiều hoạt động của thư viện và cơ quan lưu trữ theo một cách nào đó cần phải xem xét lại tính phù hợp và hiệu quả liên tục của Section 108 trong Đạo luật Bản quyền (Copyright Act)
Vì vậy, NDIIPP, cùng phối hợp với Văn phòng Bản quyền Mỹ, triệu tập một nhóm nghiên cứu Section 108, một nhóm làm việc độc lập để xem xét tất cả các mối quan tâm của những người trong cuộc. NDIIP là một chương trình quốc gia của Thư viện Quốc hội Mỹ nhằm xây dựng một mạng lưới các đối tác thực hiện sứ mệnh thu thập và bảo quản các di sản văn hóa dưới hình thức số. Bởi vì bảo quản nội dung số đòi hỏi phải sao chép nhiều bản, cho nên phần lớn công việc của NDIIP đều bị ảnh hưởng bởi luật bản quyền. Để có thêm thông tin về chương trình này, xin hay ghé thăm www.digitalpreservation.gov và Web site của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ (US Copyright Office) www.copyright.gov.
Thư viện Quốc hội Mỹ, một cơ quan văn hoá liên bang lâu đời nhất của quốc gia, là một kho kiến thức đồ sộ nhất thế giới, hiện cung cấp một lượng tài nguyên lớn chưa từng có cho quốc hội và người dân Mỹ. Được thành lập năm 1800, thư viện này theo đuổi mọi sự hiểu biết và trí khôn của nhân loại bằng việc cung cấp khả năng truy cập tới kiến thức thông qua nhiều bộ sưu tập khổng lồ của mình. Thư viện này đáp ứng mọi trí tưởng tượng và hoài bão của công chúng và đánh dấu các thành tựu của con người thông qua nhiều chương trình hành động và trưng bày của mình. Bằng những chương trình như vậy, cơ quan này giúp nuôi dưỡng toàn thể các công dân hiểu biết và tận tâm của mình, những công dân mà một nền dân chủ Mỹ cần có. Thư viện này phục vụ công chúng, các học giả, nhiều thành viên của quốc hội và nhân viên của mình thông qua 22 phòng đọc trên Đồi Capitol (Capitol Hill). Phần lớn lượng tài nguyên phong phú và kho báu của thư viện đều có thể truy cập được thông qua Website tại www.loc.gov
Theo bản tin ngày 31/3/2008 của Thư viện Quốc Hội Mỹ