Các kỹ năng vai trò truyền thống của cán bộ thư viện. Các kỹ năng của cán bộ thư viện trong biên mục, phân loại, chỉ mục, đáp ứng các yêu cầu hướng dẫn cho người sử dụng sẽ định hướng cho các hoạt động của thư viện trong kỷ nguyên Internet.

Các kỹ năng truyền thống cơ bản kết hợp với chuyên môn thông tin như: các kỹ năng xử lý thông tin, các kỹ năng hướng dẫn và phục vụ, các kỹ năng đánh giá và phục vụ khách hàng sẽ vẫn luôn là các kỹ năng cơ bản.

Các cán bộ thư viện trong thời gian qua đã thực hiện nhiệm vụ phục vụ trong thư viện dựa trên các kho sưu tập và nhu cầu của người sử dụng. Ông Greth cho rằng: “các tiêu chuẩn nền tảng của ngành thư viện vẫn nên được duy trì trong thế kỉ tới…các tiêu chuẩn về phục vụ, phẩm chất/ năng lực, truy cập và hợp tác”. Ông Lancaster tuyên bố chắc chắn rằng để các thư viện tồn tại được trong thế giới số: “các thư viện phải tiếp tục thực hiện một trong các chức năng quan trọng nhất mà hiện nay nó đang thực hiện trong thế giới in ấn: tổ chức tài liệu sao cho hữu ích nhất đối với người sử dụng và tăng khả năng truy cập tới các nguồn tài liệu cả truyền thống và số hóa.

Trước sự bùng nổ thông tin mạng toàn cầu như hiện nay, các thủ thư có các kỹ năng tìm kiếm, phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên và liên kết tới nguồn đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy cũng cần đánh giá lại vai trò và các kỹ năng truyền thống của thư viện, đồng thời các tiêu chuẩn đối với công tác phục vụ thông tin cũng nên áp dụng trong môi trường điện tử. Kỹ năng và vai trò mới của các bộ thư viện trong môi trường thư viện đang phát triển nhanh chóng Sự bùng nổ thông tin điện tử cùng sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là thông tin trên mạng đã gây ảnh hưởng lớn đến công việc của các cán bộ thư viện trong những năm gần đây. Những thành tựu này đã làm chuyển đổi các phương thức truyền tin, thay đổi đáng kể trong các cấu trúc thư viện truyền thống. Từ màn hình máy tính của mình bạn có thể “dễ dàng truy cập vào các hệ thống và thông tin mà trước đây không thể truy cập vào được hay thậm chí là không hề được biết đến”.

Hiện nay các cán bộ thư viện đang cố gắng để đạt mục tiêu: Tăng khả năng truy cập thông tin; thu thập thông tin nhanh hơn; xác định vị trí, phân tích và kết nối tới thông tin một cách tinh vi hơn; tiếp tục nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thư viện và tăng các khoản đầu tư cho công nghệ. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, ngoài các kỹ năng chuyên môn đã nêu ở trên, các cán bộ thư viện trong tương lai cần trang bị thêm cho mình năng lực cá nhân và khả năng thích ứng để phục vụ có hiệu quả trong môi trường thư viện đang phát triển nhanh chóng. Khả năng thích ứng còn quan trọng hơn nhiều các kỹ năng về công nghệ thông tin. Kỹ năng quản lý và thích ứng tốt sẽ giúp các cán bộ thư viện quản lý các nguồn tài nguyên trên mạng hiệu quả hơn và công tác phục vụ tốt hơn. Ông Hasting cho rằng“ các cán bộ thư viện số có năng lực cá nhân đặc biệt ( khả năng bẩm sinh) quan trọng hơn có năng lực chuyên môn (do học tập tích lũy). Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các chuyên gia thông tin thư viện lại dậm chân tại chỗ trong kỷ nguyên điện tử mà phải nhạy bén và thích ứng với môi trường thông tin điện tử mới. Họ phải nắm vững các công nghệ mới, học hỏi các các ưu điểm và rút kinh nghiệm từ các khuyết điểm.

Hiện nay các cán bộ thư viện đang đẩy mạnh xử lý thông tin ở dạng điện tử bằng việc tạo ra các trang Web để phục vụ các khách hàng ngoài thư viện và chọn các hệ thống quản lý thư viện tự động. Trong thời đai thông tin bùng nổ như hiện nay các kỹ năng trong tổ chức thông tin càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các cán bộ thông tin và thư viện đóng vai trò chủ chốt trong giai đoạn này. Ví dụ, các cán bộ thư viện có các kỹ năng về quản lý tri thức một cách hiệu quả vì họ hiểu các khách hàng của họ cũng như các yêu cầu về tổ chức thông tin. Tóm lại dù trước đây, hiện tại hay trong tương lai thì vai trò chính của cán bộ thư viện vẫn là phục vụ độc giả, giúp họ tìm thông tin và cung cấp các công cụ để họ truy cập và sử dụng.

Nguồn:http://www.ifla.org/2008