|
Đã đến lúc chúng ta tập trung vào những công nghệ tương tác với người dùng tin. Giám đốc trung tâm Công nghệ Sáng tạo và Nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt, Mỹ. Ông là một nhà tư vấn, thuyết trình, tác giả viết trong lĩnh vực tự động hóa thư viện. |
Rõ ràng rằng trong bối cảnh công nghệ thư viện ngày hôm nay, những sản phẩm và dịch vụ nào tác động đến người dùng thư viện sẽ cuốn hút mạnh và trực tiếp hơn những công nghệ hướng vào các chức năng nghiệp vụ của thư viện. Những thực tế của tình hình kinh tế hiện nay khiến các thủ thư có khá ít tài nguyên hơn khi mà thư viện cần thiết đầu tư vào tất cả công nghệ thiết yếu để hỗ trợ mọi mặt của hoạt động thư viện. Hơn lúc nào hết, chúng ta (thư viện) phải đưa ra những quyết định lựa chọn khó khăn là chúng ta nên chọn cấp tài chính cho cho cái gì và trì hoãn cái gì khi phải đối mặt với xây dựng một hạ tầng công nghệ phù hợp. Ít ra trong một thời gian ngắn hạn, những công nghệ tương tác với người dùng dành được quyền ưu tiên hơn những hoạt động tự động hóa quản trị nghiệp vụ thư viện ở phía sau.
Những tính huống này tạo ra một bối cảnh cho một xu hướng chủ đạo đang diễn ra trong ngành tự động hóa thư viện ngày hôm nay: sản phẩm và dịch vụ nào hỗ trợ tương tác với người dùng tin của thư viện sẽ dành được quan tâm mạnh mẽ ở góc độ đưa ra được những sáng kiến phát triển, sản phẩm mới, và sự chấp nhận rộng rãi bởi cộng đồng thư viện. Tôi (tác giả) đang nhận thấy rằng tin tức về lĩnh vực công nghệ thư viện trong thời gian gần đây để cập nhiều đến những dịch vụ phát hiện tài nguyên và những sản phẩm nâng cao trải nghiệm của người dùng tin thư viện.
Những sản phẩm tự động hóa thư viện chính như hệ thống thư viện tích hợp (ILS) tiếp tục là sản phẩm cần thiết và những trì hoãn ngày hôm nay có thể trở thành cao trào thuận theo lộ trình phát triển. Ngoài sự cải tiến những sản phẩm ILS hiện có, tôi thấy một vài dự án phát triển dành được sự quan tâm lớn, vd., như dự án URM của Ex Libris, một dự án được phát triển hướng tới mục tiêu dài hạn trong việc cung cấp một nền tảng công nghệ giúp nhân viên thư viện vận hành theo cách phù hợp với bản chất của các thư viện ngày hôm nay và tương lai, khi mà việc quản lý tài nguyên số sẽ chiếm tỉ trọng ngày một tăng cao trong công tác thư viện của họ.
Ex Libris nâng cao những sản phẩm phát hiện tài nguyên và chỉ dẫn cho thư viện.
Ex Libris tiếp tục đạt được những dấu ấn có ý nghĩa quan trọng đối với sản phẩm Primo, một ứng dụng phát hiện tài nguyên cho các thư viện nghiên cứu. Đã có nhiều phát triển mới liên quan đến sản xuất và phát hành Primo Central, thêm những thư viện mới chọn Primo, và nhiều cài đặt và thư viện công bố cung cấp dịch vụ thư viện thông qua giải pháp này.
Công ty này đã đưa Primo ra thị trường vào năm 2006 như là một ứng dụng phát hiện tài nguyên thư viện chiến lược của mình, được thiết kế đặc biệt cho các thư viện nghiên cứu với những bộ sưu tập lớn và phức tạp.Từ ngày phát hành đầu tiên, Primo đã được phát triển để nhận siêu dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó được tiêu chuẩn hóa để tạo một chỉ mục toàn diện nhằm cung cấp khả năng truy cập nhanh tới toàn bộ sưu tập của thư viện. Nội dung được trình bày trong chỉ mục nội bộ này bao gồm tài liệu được quản lý trong các hệ thống thư viện tích hợp (ILS), kho số, bộ sưu tập số, và những nguồn tài nguyên khác sẵn có đối với thư viện, nhất là những tài nguyên sẵn có thông qua giao thức OAI-PMH. Primo cũng cung cấp khả năng truy cập tới những bộ sưu tập bài báo thông qua cấu thành tìm kiếm siêu dữ liệu tích hợp dựa trên giải pháp MetaLib. Cách tiếp cận (thông qua MetaLib) tới cách phát hiện tài nguyên nằm trong các ứng dụng chứa đựng bộ sưu tập bài báo này đã đem đến một ưu điểm là khả năng truy cập thông qua một giao diện duy nhất, song đòi hỏi người dùng tìm kiếm thêm, với kết quả tìm kiếm được trả về chậm hơn so với nội dung được chỉ mục nội bộ sẵn trong Primo.
Để khắc phục những giới hạn của tìm kiếm bài báo nghiên cứu thông qua tìm siêu dữ liệu từ xa và tăng cường vị thế đối với những sản phẩm khác, vào tháng 7 năm 2009, Ex Libris đã công bố một phát triển mở rộng nhằm mở rộng khả năng của Primo với một chỉ mục tích hợp lớn nội dung ở cấp độ bài báo mà sẽ đem lại tốc độ tìm kiếm và dễ dàng sử dụng như một cơ sở dữ liệu được chỉ mục nội bộ vậy. Cấu thành mới này có tên là Primo Central, đang được phát triển trong suốt năm qua.Đối với Ex Libris, họ không chỉ phát triển ứng dụng công nghệ cho dịch vụ hosting này, mà còn triển khai nhiều thỏa thuận với các nhà xuất bản để chỉ mục nội dung của họ.
Nhiều thư viện đại học đã tham gia vào thử nghiệm và đánh giá Primo Central, bao gồm Đại học Brigham Young (Brigham Young Unviversity), Mạng Thư viện Hợp Tác Berlin-Brandenburg (Cooperative Library Network of Berlin-Brandenburg), Đại học Leuven ở Bỉ (Catholic University of Leuven in Belgium), Đại học Oxford (Oxford University), Đại học New South Wales ở Úc (University of New South Wales in Australia), Đại học Yonsei (Yonsei University) ở Hàn Quốc và Đại học Vanderbilt (Vanderbilt University). Qua một chu kỳ kiểm tra thử nghiệm, Primo Central đã được công bố phát hành vào tháng 6 năm 2010. Ex Libris cũng hoàn thành Primo phiên bản 3.0, một phiên bản nâng cấp lớn của sản phẩm với nhiều tính năng quan trọng mới. Một trong những khả năng mới của phiên bản này là sự tích hợp với Primo Central, một sự thiết kế lại giao diện người dùng nhằm trình bày chi tiết hơn về danh mục kết quả tìm kiếm và giảm các lần nhấp chuột để hiển thị đẩy đủ thông tin, nhiều lựa chọn tìm kiếm như “begin with”, và sắp xếp linh hoạt hơn. Primo phiên bản 3.0 đem nhiều tính năng dịch vụ người dùng trực tiếp tới giao diện phát hiện tài nguyên, tránh những thao tác bằng tay cho các nhiệm vụ liên quan đến gia hạn, đặt trước, phạt, yêu cầu trả lại, và cập nhật thông tin người dùng. Những tính năng này tận dụng những cấp độ tiên tiến hơn về yêu cầu của một Giao diện Phát hiện Tài nguyên của Hệ thống Thư viện Tích hợp (ILS-Discorvery Interface protocol) được đặt ra bởi Hiệp hội Thư viện Số Quốc tế (Digital Library Federation – DLF) – (để tham khảo về ILS-DI Protocol, xin hãy xem thêm: ISQ Summer 2008 “Progresson the DLF ILS Discovery Interface API, the Berkeley Accord). Phiên bản Primo mới này cũng đưa ra dịch vụ chỉ dẫn tùy chọn cho các bài báo nghiên cứu thông qua sự tích hợp dịch vụ bX.
Tính tới tháng 6/2010, tổng số hơn 280 thư viện đã lựa chọn Primo. Thư viện gần đây đã triển khai nó bao gồm Thư viện Đại học Monash ở Úc (Monash University in Australia), Trung tâm Đại học tại Atlanta (Atlanta University Center in Atlanta, GA), Đại học Nghệ thuật Ứng dụng Vienna (University of Applied Arts in Vienna), Thư viện Quốc hội Hungary (Parliament House of Hungary) , Đại học Coventry (Coventry University), Đại học Aberystwyth ở Anh (Aberystwyth University in United Kingdom), và Đại học West Indices (University of the West Indices). Viện Công nghệ Liên Bang Thụy sĩ
Với sự tích hợp dịch vụ bX vào trong Primo, Ex Libris đã dành được mức độ quan tâm cao tới dịch vụ này, được chuyển giao ban đầu như là một tính năng tùy chọn của SFX. Dịch vụ bX được phát hành vào tháng 1 năm 2009, hiện tổng số 271 thư viện đã đặt mua dịch vụ này. Tới gần đây, dịch vụ chỉ dẫn bX đã được sử dụng bởi nhiều thư viện sử dụng SFX, một giải pháp xử lý nối kết của công ty.
Theo bản tin Smart Library Newsletter 8/2010 của ALA Techsource