Hãng Ex Libris, một tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về hệ thống quản lí thông tin thư viện điện tử đã ký được thỏa thuận tầm cỡ với thư viện Anh Quốc và thư viện quốc gia Vương Quốc Anh, đây một trong những hệ thống thư viện lớn nhất trên thế giới, với khoảng 150 triệu tài liệu được viết bằng hầu hết những ngôn ngữ quen thuộc. (Ảnh Thư Viện Anh) |
Bạn có nhớ những ngày lạc hậu xa xưa, phải lật giở những thẻ mục lục tại thư viện trường đại học và cố gắng tìm kiếm một cách vô ích sách về kinh tế học mà bạn cần cho bài luận văn học kì của mình không ?
Đừng nói quá lên như thế nữa làm gì, thời thế đã thay đổi nhờ vào công nghệ phát triển từ Israel của hãng Ex Libris, một tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về hệ thống quản lí thông tin thư viện điện tử. Exlibris đã đạt được vị trí siêu sao trong những viện hàn lâm, thư viện quốc gia hay những trụ sở ngân hàng chính phủ danh giá trên toàn thế giới.
Hệ thống Aleph của công ty cho phép các thư viện yêu cầu và nhận nguồn cung cấp, cài đặt và quản lí kho lưu trữ, mục lục và sách trưng bày, duy trì phát minh, kiểm soát tìm kiếm, định vị sách và quản lí việc lưu thông. Đã có 50 thư viện ở Anh Quốc được trang bị hệ thống này, trải dài từ các thư viện uy tín của nước Anh đến các tổ chức giáo dục bao gồm trường đại học Trent Nottingham, đại học Belfast của nữ hoàng và hệ thống các trường đại học của Salford, Bath, Birmingham, Bristol, và Strathclyde.
Ở những nơi khác trên thế giới, hệ thống của công ty đang được sử dụng tại trường đại học Harvard, đại học California (với hai mươi bốn triệu đầu mục), thư viện quốc gia Trung Quốc và phòng lịch sử của quân đội Pháp; những nơi này đã lựa chọn hệ thống tương thích Aleph 500 cho những thư viện khoa học của họ. Công nghệ của tập đoàn Ex Libris cũng được sử dụng để tin học hóa và quản lí khoảng 18 thư viện và bảy ngân hàng quốc gia khác. Bao gồm ngân hàng trung tâm Châu Âu, ngân hàng De Nederlandsche NV, Banco de Espana, Banca d`Italia, Banco de Mexico, ngân hàng quốc gia Bỉ và ngân hàng trung tâm Băng Đảo.
Ex libris được sáng lập vào năm 1983 bởi một đội ngũ các nhân viên thư viện, các phân tích viên hệ thống và những nhà lập trình máy tính tại trường đại học Hebrew ở thành phố Jerusalem; họ đã đảm nhận thách thức về việc tạo ra một hệ thống thư viện tự động cho trường đại học với năng suất cao, dễ dàng sử dụng và đa ngôn ngữ. Kết quả đã cho ra đời hệ thống Aleph, một chương trình mở rộng thư viện tự động.
Cùng với sự bổ sung tại hầu hết các trường đại học ở Israel, Yissum, người hỗ trợ kinh doanh cho trường đại học Hebrew đã nhận ra tiềm năng và thuê Azriel Morag, một chuyên gia viết phần mềm nhiều kinh nghiệm để biến ý tưởng thành công việc kinh doanh thực sự. Ngày nay, những thế hệ phần mềm sau này vẫn do Morag quản lí, rồi công ty Ex Libris đã phát triển đến 263 nhân viên và trở thành người dẫn đầu thế giới về hệ thống quản lí thông tin thư viện.
Hệ thống của Ex Libris ngày nay được hơn ba triệu người ở 17.000 địa điểm tại 70 quốc gia sử dụng. Và nó được tùy biến để thích hợp với những nền văn hóa và ngôn ngữ riêng của mỗi trung tâm thông tin thư viện mà nó phục vụ. Hệ thống cung cấp 20 ngôn ngữ giao diện sử dụng nhiều bộ ký tự. Những bộ ký tự và ngôn ngữ thêm vào thì luôn ở tình trạng bổ sung nhằm biến những ý tưởng mới thành nghành công nghệ mũi nhọn.
Ex Libris bắt đầu thâm nhập thị trường Vương Quốc Anh vào cuối thập niên những năm 1990. Năm 2002, công ty đã ký được thỏa thuận tầm cỡ với thư viện Anh Quốc và thư viện quốc gia Vương Quốc Anh, được sáng lập vào năm 1973. Đó là một động thái quan trọng bởi vì thư viện Anh Quốc là một trong những hệ thống thư viện lớn nhất trên thế giới, với khoảng 150 triệu tài liệu được viết bằng hầu hết những ngôn ngữ quen thuộc.
Mất khoảng 2 năm để cài đặt hệ thống Aleph và cuối cùng nó đã đi vào hoạt động như là hệ thống Tra Cứu Mục Lục Công Cộng Trực Tuyến (OPAC) vào tháng 11 năm 2004 với mục lục tương thích của 30 triệu biểu ghi thư tịch nhập vào, được làm cho phù hợp và hợp nhất từ 16 hệ thống khác nhau. Công ty Ex Libris đã huấn luyện 60 thủ thư tại thư viện Anh Quốc để quản lí hệ thống, và họ cũng lần lượt huấn luyện 1300 nhân viên cách sử dụng hệ thống mới. Trước khi hệ thống đi vào hoạt động, khoảng 16.000 người được sử dụng các bộ sưu tập của thư viện hàng ngày. Và kể từ khi hệ thống được tung ra, lượng bạn đọc đã tăng lên đột ngột.
Thỏa thuận gần đây nhất được ký vào tháng tư với trường đại học Nottingham Trent cũng quan trọng đối với Ex Libris, bởi vì thư viện trường đại học nhiều chi nhánh là một trong những thư viện lớn nhất ở Vương Quốc Anh, với hơn 330.000 tài liệu phục vụ cho 26.000 sinh viên, theo Laura Gilinski – Giám đốc ngoại giao tíếp thị (Marcom Manager) của công ty Ex Libris.
Đại học Nottingham Trent mua cả hệ thống Aleph 500 lẫn phần mềm Verde, một hệ thống quản lí tài nguyên điện tử mới do Ex Libris phát hành trong năm nay. Verde được thiết kế nhằm giúp các thư viện quản lí nội dung trực tuyến của họ.”Sử dụng Verde chúng ta có thể tìm kiếm tất cả thông tin mà chúng ta cần tại một nơi – thông tin sử dụng được lưu trữ trên nhiều hệ thống khác nhau, trên những cơ sở dữ liệu, bảng tính và thậm chí trong đầu của các thành viên nhân viên”, Mike Berrington, trưởng phòng dịch vụ thông tin điện tử tại Nottingham Trent cho biết “Chỉ một vài cái click chuột, người nhân viên thư viện có thể tìm kiếm mọi thứ mà họ cần để tìm hiểu về một nguồn tài nguyên – từ những thông tin trước khi mua chẳng hạn như việc thử nghiệm cho đến việc đổi và hủy bỏ. Sẽ dễ dàng để họ nhận ra ai là người cần liên hệ tại nhà xuất bản và nhà cung cấp giao diện nào trong trường hợp có vấn đề xảy ra với nguồn tài nguyên đang truy cập, và sẽ có thể đối chiếu với người thực hiện giải pháp cho những nguồn tài nguyên này.”
Trụ sở của công ty Ex Libris tại Vương Quốc Anh được quản lí bởi 16 thành viên nhân viên và được đặt tại Middlesex. So với những trụ sở vùng ở Đức và Mỹ, mỗi trụ sở có trên 50 nhân viên, thì trụ sở tại đây tương đối nhỏ, nhưng cô Gilinski nhấn mạnh rằng nó đã thành công hết mức.”Trụ sở của chúng ta ở Anh rất mạnh. Chúng ta đã chốt nhiều thỏa thuận trong vòng hai năm vừa qua, và đã có được những mối quan hệ gần gũi với khách hàng” cô ấy nói.”Chúng ta coi Vương Quốc Anh là một thị trường cực kì rộng lớn.”
Quá mạnh mẽ, tuy nhiên, vào đầu năm nay đã có những kế hoạch đưa cổ phần công ty lên Thị Trường Đầu Tư Luân Phiên – Alternative Investment Market (AIM), và lên Sở Giao Dịch Chứng Khoán London.”Chúng tôi coi đó như là một sự chuyển đổi hoàn hảo đối với một công ty ở tầm cỡ này,” cô Gilinski cho biết. ” Chúng ta quá nhỏ so với Nasdaq nhưng lại quá lớn so với Tel Aviv, vì thế London là sự lựa chọn hoàn hảo nhất”. Công ty dự định tăng 15 triệu mỹ kim cho R&D, tiếp thị, và tìm kiếm nguồn tiềm năng, nhưng rốt cuộc đã rút lại dự định này.”Giá trị quá nhỏ”, cô Gilinski giải thích.” Nó không phản ánh được giá trị của công ty tại thời điểm này.” “Cũng có những kế hoạch chuyển thành công ty cổ phần trong tương lai, nhưng chưa có điều gì xảy ra”, cô ấy thêm vào.
Ngày nay, việc sở hữu công ty Ex Libris được nắm giữ một cách bí mật. Những nhà đầu tư bao gồm những người sáng lập và nhân viên như Walden Venture Capital (20%), Tamar Technologies (20%), nhưng đại học Hebrew, cổ đông riêng lẻ lớn nhất, lại nắm giữ 30% cổ phần của công ty. Trụ sở chính của công ty đặt tại Jerusalem nơi mà hầu hết các công việc phát triển được tiến hành. Trong số những nhân viên của Ex Libris là nhóm khởi nguồn của đại học Hebrew tại Jerusalem, bao gồm những nhân viên thư viện đáp ứng yêu cầu cao và những kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp.
Những sinh viên có thể không biết đến Ex Libris hay là Aleph, nhưng họ sẽ tìm đến nếu như vẫn phải tiếp tục tìm kiếm những cuốn sách kinh tế học mơ hồ với một ngăn đựng thẻ mục lục.
© 2007 – BICOM.
http://www.bicom.org.uk/bicom_magazine/technology/?content_id=1249