www.journalarchive.jst.go.jp

Khi hầu hết các nhà cung cấp nội dung cho rằng giá trị của Internet là nó giúp cho thông tin luôn mới và được cập nhật liên tục trong thời gian thực, một trong những lợi ích lớn nhất là điều gì sẽ xảy ra với các thông tin này khi nó không còn hiện hành nữa. Không có sự ràng buộc nào về không gian lưu trữ hay kho chứa, ít nhất là về mặt vật lý để giới hạn lượng thông tin lưu trữ trên bất cứ một website nào.

 

 

Nhưng đối với lượng nội dung khổng lồ chỉ tồn tại dạng bản in thì sao? Đặc biệt là các tạp chí và bài viết học thuật vẫn có giá trị hàng đầu đối với các học giả và cơ quan học thuật cho đến ngày hôm nay. Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (Japan Science and Technology Agency – JST) và trường Đại học Tokyo (University of Tokyo) đã cùng phối hợp nguồn lực và cộng tác trên một Dự án Lưu trữ Điện tử (Electronic Archive Project)

Ông Kazuki Okimura, Cựu chủ tịch và Cố vấn JST, và Ông Hiroshi Komiyana, giám đốc Đại học Tokyo

 

JST khởi động dự án từ năm 2005 với mục đích số hóa các tạp chí khoa học và học thuật của các nhà khoa học Nhật Bản từ năm 1880 trở lại đây. Dự án là một phần trong sáng kiến của JST nhằm bảo quản và bảo tồn di sản học thuật của Nhật Bản, và xa hơn nữa là quảng bá thành quả nghiên cứu của khoa học Nhật Bản ra toàn thế giới. Thêm vào đó, họ sẽ có thể bảo tồn phần di sản văn hóa của quốc gia đang có nguy cơ biến mất do sự hư hỏng của giấy in. Đối với JST, làm việc với Đại học Tokyo là lựa chọn hiệu quả nhất cho việc khởi tạo kho lưu trữ điện tử này. Đại học Tokyo cũng được hưởng lợi từ việc tham gia vào Dự án Lưu trữ Điện tử này của JST.

Những nỗ lực lưu trữ và số hóa đang được tiến hành với 197 tạp chí quan trọng nhất, và chúng ta có thể xem thành quả hợp tác giữa JST và Đại học Tokyo tại kho lưu trữ Journal@rchive, website của JST (www.journalarchive.jst.go.jp/).

 

Trong số 74 tạp chí được chọn lựa để số hóa vào năm 2005, hệ thống thư viện Đại học Tokyo hiện sở hữu 96 % số tạp chí hồi cố. Các tài liệu này hiện vẫn trong điều kiện tốt. Trong khi đó, Thư viện Quốc hội Nhật Bản (The National Diet Library) có một bộ sưu tập sách và tạp chí lớn nhất nước, Đại học Tokyo là cơ quan lớn thứ hai lưu trữ một bộ sưu tập tài liệu hồi cố.

 

Tờ Tin tức Khoa học (The Science News) gần đây đã trích dẫn lời ông Hiroshi Komiyama, giám đốc Đại học Tokyo, giải thích thêm về lợi ích của dự án này. “Hệ thống thư viện Đại học Tokyo sở hữu 8.500.000 cuốn sách và tạp chí khoa học, và con số này còn tăng lên nhanh chóng hàng năm. Làm thế nào có thể lưu trữ một bộ sưu tập khổng lồ như vậy? Đây là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong mục đích kế thừa di sản văn hóa… Đối với các tạp chí học thuật, thì tác động của chúng sẽ tăng mạnh mẽ nếu hệ thống lưu trữ chúng cho phép đóng góp ý kiến, nhận xét và xuất bản trở nên dễ dàng sử dụng hơn… Vì có nhiều bài viết, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học nhân văn, chỉ duy nhất đăng trên các tạp chí học thuật tiếng Nhật Bản, cho nên điều quan trọng chúng tôi cần bảo quản và lưu trữ cả tài liệu Phương Tây và tài liệu Nhật Bản.”

 

Hai hệ thống Kirtas APT 1200 đã được lắp đặt tại Thư viện Đại học Tokyo để phục vụ cho số hóa các tạp chí học thuật. Thiết bị của Kirtas được thiết kế chuyên biệt cho số hóa các bộ sưu tập và sách quý hiếm mà không phá hủy sách. Theo Kazuki Okimura, cố vấn JST cho chủ tịch, và là cựu chủ tịch JST, “ Mục đích trước mắt của JST là tạo kho lữu trữ điện tử cho 500 tạp chí”. Giám đốc Đại học Tokyo, ông Komiyama, lại có tham vọng lớn hơn với dự án này. “Hai máy APT 1200 phải mất đến hơn 1000 năm để số hóa hết 8,5 triệu cuốn sách mà chúng tôi đang sở hữu”, ông cho biết. “Chúng tôi cần thêm nhiều máy APT nữa”. Quyết định giữ cuốn sách nào đã khó, quyết định lưu trữ điện tử cuốn sách nào lại là một vấn đề nan giải khác.

 

Để có thêm thông tin về dự án của JST, tham khảo website của JST tại: http://www.journalarchive.jst.go.jp/

Theo bản tin Kirtas tháng 3/2008