Chủ để này đề cập đến vấn đề bản quyền đối với tài liệu được số hoá dùng trong thư viện số, tại đây chúng tôi trích dẫn một số điều trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến bản quyền đối với tài liệu và cũng so sánh với một số hệ thống luật bản quyền của thế giới để làm rõ vấn đề bản quyền đối với tài liệu xuất xứ từ nước ngoài.

Về vấn đề bản quyền, tài liệu được chia làm hai loại:

 

l Tài liệu nằm ngoài bản quyền (Out-of-copyright)

+ Tài liệu xuất bản bởi chính phủ: vd.,văn bản pháp quy, số liệu thống kê, tài liệu thuộc lĩnh vực tư pháp

– Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam; Chương I, Mục 1, Điều 15 “Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: 1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin. 2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. 3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu”

– Tham khảo Luật bản quyền Hoa Kỳ 2003 (US Copyright 2003) – DMCA 1998: §105 “Copyright protection under this title is not available for any work of the United State Government, …”

 

+ Tài liệu đã thuộc về công chúng (Public domain): tài liệu có bản quyền nhưng đã hết thời gian bảo hộ.

– Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 27, khoản (a), (b) “…Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”

– Tham khảo Luật bản quyền Hoa Kỳ 2003: §302, Khoản (a) “In general – Copyright in a work created on or after January 1, 1978 subsists from its creation and, except as provided by the following subsections, endures for a term consisting of the life of author and 70 years after the author’s death”

(Những tác phẩm xuất bản trước năm 1923 thường sẽ thuộc về công chúng)

 

l Tài liệu được bảo vệ theo luật bản quyền

+ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 25: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao , khoản (a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, (d) “Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”

 

+ Tham khảo Luật bản quyền Hoa Kỳ 2003 (DMCA 1998): §107 … the fair use of a copyrighted work, including such use by reproduction in copies or phonorecords or by any other means specified by that section, for purposes such as criticism, comments, news reporting, teaching (including multi copies for classroom use), scholarship, or research, is not an infringement of copyright”

 

 

+ Tham khảo Luật bản quyền Hoa Kỳ 2003 (DMCA 1998):§108 Khoản (a) it is not an infringement of copyright for a library or archives,or any of its employees acting within the scope of their employment, to reproduce no more than one copy or phonorecord of a work, except as provided in subsections (b) and (c), or to distribute such copy or phonorecord, under the conditions specified by this section, if

(1) the reproduction or distribution is made without any purpose of direct or indirect commercial advantage;

(2) the collections of the library or archives are (i) open to the public, or (ii) available not only to researchers affiliated with the library or archives or with the institution of which it is a part, but also to other persons doing research in a specialized field; and

(3) the reproduction or distribution of the work includes a notice of copyright that appears on the copy or phonorecord that is reproduced under the provisions of this section, or includes a legend stating that the work may be protected by copyright if no such notice can be found on the copy or phonorecord that is reproduced under the provisions of this section.

 

+ Tham khảo Luật bản quyền Hoa Kỳ 2003 (DMCA 1998):§108 Khoản (c) “The rights of reproduction and distribution under this section apply to three copies or phonorecords of an unpublished work duplicated solely for purposes of preservation and security or for deposit for research use in another library or archives of the type described by clause (2) of subsection (a), if

(1) the copy or phonorecord reproduced is currently in the collections of the library or archives; and

(2) any such copy or phonorecord that is reproduced in digital format is not otherwise distributed in that format and is not made available to the public in that format outside the premises of the library or archives.

 

+ Tham khảo Luật bản quyền Hoa Kỳ 2003 (DMCA 1998):§108 Khoản (c) The right of reproduction under this section applies to three copies or phonorecords of a published work duplicated solely for the purpose of replacement of a copy or phonorecord that is damaged, deteriorating, lost, or stolen, or if the existing format in which the work is stored has become obsolete, if

(1) the library or archives has, after a reasonable effort, determined that an unused replacement cannot be obtained at a fair price; and

(2) any such copy or phonorecord that is reproduced in digital format is not made available to the public in that format outside the premises of the library or archives in lawful possession of such copy.

 

Kết luận:

+ Luật sở hữu trí tuệ VN 2005 và US DMCA 1998 và US copyright 2003 được tạo ra phù hợp với TRIP Agreement-WTO, WIPO Copyright Treaty, Bern Convention 1979. Về cơ bản thì Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với các hệ thống luật bản quyền trên thế giới tuy nhiên luật của thế giới chi tiết hơn nên các thư viện Việt Nam phải lưu ý tuân thủ các điểm chi tiết này trong trường hợp sử dụng các tài liệu có xuất xứ từ nước ngoài.

 

+ Việc số hoá tài liệu cho thư viện số là không vi phạm bản quyền nếu:

– Tài liệu nằm ngoài bản quyền

– Tài liệu được bảo hộ bản quyền nhưng số hoá để sử dụng với mục đích phi thương mại trong phạm vi hạn chế của thư viện, trường học, viện nghiên cứu.

Bản thân việc số hoá tài liệu không vi phạm bản quyền, việc vi phạm hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng (chẳng hạn dùng với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nắm giữ bản quyền là vi phạm) và phạm vi sử dụng (ví dụ nếu phổ biến rộng rãi ra công chúng, ngoài phạm vi thư viện là vi phạm).

 

 

Tham khảo thêm toàn văn Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam trên trang web của Cục bản quyền tác giả.