Là trường Đại học giảng dạy và nghiên cứu danh tiếng trên thế giới có trụ sở tại Perth, Australia, với các cơ sở khác tại Sydney, Malaysia và Singapore, Thư viện Đại học Curtin đã sử dụng các giải pháp của Ex Libris trong vòng một thập kỉ qua. |
Được thành lập vào năm 1958, Đại học Monash là thành viên trẻ nhất trong nhóm 8 trường đại học danh tiếng tại Australia. Được coi là đại học lớn nhất Australia, đại học Monash cung cấp cấp các cơ sở hàng đầu, tìm kiếm toàn cầu và một số lượng lớn các khóa học. Trường đã ứng dụng Voyager từ năm 2004.
Tìm kiếm một giải pháp với điểm truy cập duy nhất!
Thư viện Đại học Curtin luôn đem đến sự đổi mới trong dịch vụ chuyển giao và luôn tìm kiếm một phương thức mới để trình bày các nguồn dữ liệu khác nhau tập hợp cho người dùng thư viện. Từ năm 2008, thư viện đã có nhu cầu trong việc tìm kiếm một giải pháp mới tăng cường, đáp ứng nhu cầu người dùng về một phương thức truy cập hợp lí hơn đến các tài nguyên thư viện. Sử dụng các giải pháp của ExLibris bao gồm Hệ thống thư viện tích hợp Aleph; giải pháp kết nối OpenURL SFX và hệ thống tìm kiếm liên kết MetaLib năm 2002; quản lí thư viện đại học Curtin đã mở rộng mối quan hệ sâu sắc giữa nhà trường với ExLibris thông qua việc ứng dụng một giải pháp tìm kiếm thống nhất của tập đoàn này.
Quá trình đánh giá mạnh mẽ và sâu rộng của thư viện đối với giải pháp này có nghĩa là ExLibris không chỉ được coi là đối tác trong giai đoạn tạm thời. Bất chấp những hạn chế của các đối thủ cạnh tranh cùng thời điểm, thư viện đại học Curtin luôn đảm bảo xem xét các ứng cử viên dựa trên tiêu chí của nhà trường: khả năng tương tác với các hệ thống thư viện khác, dễ sử dụng, chất lượng của giao diện người dùng và tính linh hoạt cho các quản trị viên.
Cùng với chức năng phong phú của Primo và giao diện tìm kiếm thống nhất, lựa chọn tiếp tục hợp tác với ExLibris là quyết định quan trọng đối với Đại học Curtin. Ứng dụng các giải pháp của ExLbris trong nhiều năm, khả năng tích hợp liền mạch của Primo với hệ thống hiện có của thư viện đưa đến một lợi thế vô cùng lớn. Theo Peter Green, trợ lí Giám đốc nguồn tài nguyên và truy cập của thư viện : “Lợi ích quan trọng nhất mà chúng tôi mong muốn mang đến cho người sử dụng là các chuyển giao nguồn tài nguyên vô tận được phát hiện tìm kiếm chỉ với một điểm khởi đầu duy nhất”.
Ngay sau khi ứng dụng Primo trong năm 2009 và Primo Central Index năm 2010, thư viện Đại học Curtin đã nhận được phản hồi từ người sử dụng. “Có vẻ như người sử dụng đã có được những thứ mà họ mong muốn”-theo quan sát của David Wells, Giám đốc quản lí các nguồn tài nguyên tại thư viện đại học Curtin. “Bên cạnh mong muốn của người sử dụng về một giao diện tìm kiếm duy nhất, sinh viên và các giảng viên cũng mong muốn trải nghiệm một sự khám phá rộng lớn hơn, cho phép nhiều nguồn tài nguyên được tìm thấy, liên kết tích hợp tới tài nguyên điện tử toàn văn thông qua SFX, và trên tất cả, là cảm giác tìm kiếm thực sự bao quát toàn bộ bộ sưu tập của thư viện”- tiến sĩ Wells cho biết thêm.
“Lợi ích quan trọng nhất mà chúng tôi mong muốn mang đến cho người sử dụng là các chuyển giao nguồn tài nguyên vô tận được phát hiện tìm kiếm chỉ với một điểm khởi đầu duy nhất”.
Theo đuổi một giao diện tìm kiếm thống nhất của Đại học Monash
Tại Thư viện Đại học Monash, sự quan tâm dành cho việc tạo ra một giao diện tìm kiếm thống nhất nảy sinh từ sự thất vọng của người dùng về việc mất quá nhiều thao tác tìm kiếm cho những kết quả không như mong đợi. Người sử dụng có thể lựa chọn để tìm kiếm trong Voyager OPAC truyền thống, cơ sở dữ liệu được cấp phép, kho lưu trữ của các tổ chức và các trang mạng công cộng. “Người dùng thông thường của chúng tôi càng cảm thấy bối rối với những thuật ngữ phức tạp khó hiểu được yêu cầu trong các tìm kiếm thực hiện trên những hệ thống này”- theo giải thích của Giám đốc Trung tâm dịch vụ Janette Burke. Rất nhiều người dùng sử dụng tìm kiếm theo kiểu Google hơn là tìm kiếm riêng biệt theo từng bộ sưu tập của thư viện.
Tiêu chí của Đại học Monash là một giải pháp phát hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của giao diện tìm kiếm và một danh sách kết quả thống nhất, có thể dễ dàng điều chỉnh và tiếp cận cho sinh viên cũng như những người tìm kiếm có kinh nghiệm. Với hệ thống tổng hợp này, Đại học Monash mong muốn nhận được sự đầu tư tốt hơn cho các nguồn tài nguyên điện tử và tài nguyên số vốn ít được tiếp cận trước đây. Thủ thư quản lí các ứng dụng thư viện Megan Lee giải thích về các yêu cầu tổng thể cho hệ thống mới: “Cùng với việc hỗ trợ những nguyên tắc này, giải pháp phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng mở rộng một cách nhất quán và phù hợp với một ngôi trường đa khuôn viên như Đại học Monash”. Với một hệ thống như vậy, Đại học Monash hy vọng nhận được sự đầu tư tốt hơn cho các tài nguyên số và điện tử mà trước đây không thể thấy một cách trọn vẹn.
Là một phần của quá trình đánh giá, Đại học Monash đang kiểm tra hiện trạng sử dụng và hiệu quả của các bộ phận thư viện và các hệ thống song song, trong đó bao gồm hệ thống tìm kiếm siêu dữ liệu MetaLib và xử lí nối kết OpenURL SFX. Nghiên cứu đã xem xét trên diện rộng tại mỗi hệ thống tìm kiếm, bao gồm thăm dò các nguồn lực hiện tại, khả năng xác định vị trí thông tin liên quan mà sinh viên tìm kiếm và xác định các rào cản và tác động của việc tìm kiếm đối với cả người dùng mới và người dùng đã có kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích nhu cầu tương lai của thư viện và tạo ra tầm nhìn tương lai đã trở thành tiêu chí lựa chọn giải pháp phát hiện. “Phát triển tầm nhìn này cho phép chúng tôi phản ánh trên kiến trúc và chức năng khám phá lí tưởng cho người dùng của chúng tôi”-theo bà Lee cho biết.
Sau khi tiến hành đánh giá toàn diện hệ thống sẵn có trên thị trường, Đại học Monash đã lựa chọn Primo vào năm 2010. Nghiên cứu của thư viện nhà trường đã khẳng định lại được sự dẫn đầu của Primo trên thị trường trong các lĩnh vực khác nhau, từ khả năng thu thập từ các bộ sưu tập bên ngoài, đến tính linh hoạt cho nhà quản trị, và sự sẵn có của API cho các tùy biến. Trong các khả năng phong phú của Primo, chức năng của hệ thống ‘did you mean’, chống trùng lặp, và bộ lọc tìm kiếm trước và sau là đặc biệt quan trọng đối với người lựa chọn.
“Primo triển khai trực tiếp dựa trên công nghệ điện toán đám mây cung cấp sự cân bằng giữa tính linh hoạt cho hệ thống các quản trị và sự thoải mái từ những khó khăn về kĩ thuật có liên quan với hệ thống được hosting tại trường”-theo quản lí trang web và ứng dụng thư viện Stephanie Foott cho biết. “Bởi vì chúng tôi sử dụng rất nhiều các tạp chí, cơ sở dữ liệu và sách điện tử, nên bộ sưu tập tập trung vào các nguồn tài liệu trong Primo Central Index thực sự rất hấp dẫn”.
“Primo triển khai trực tiếp dựa trên công nghệ điện toán đám mây cung cấp sự cân bằng giữa tính linh hoạt cho hệ thống quản trị và sự thoải mái từ những khó khăn về kĩ thuật có liên quan với hệ thống được hosting tại trường”
Một giao diện đơn giản đem lại hiệu quả đáng kể
Cả hai trường Đại học Curtin và Đại học Monash đều thấy rằng việc sử dụng các nguồn tài nguyên điện tử đã tăng lên sau khi có sự xuất hiện của Primo Central Index. Đồng thời, việc mở rộng sử dụng các hệ thống tìm kiếm đã tăng gấp đôi sau khi triển khai Primo. Sau khi ra mắt tại Đại học Curtin, số lượng tìm kiếm Primo mỗi tuần đã tăng lên hơn 240.000 lượt vào cuối năm đầu tiên sử dụng. Tại Đại học Monash, số lượng tìm kiếm đạt 250.000 lượt mỗi tuần chỉ một vài tháng sau khi thư viện sử dụng giao diện tích hợp Primo.
Nhân viên thư viện tại Đại học Monash báo cáo về tốc độ người sử dụng thông qua hệ thống Primo sau khi được khởi động vào năm 2011. “Sử dụng Primo để tìm kiếm tài nguyên thư viện là khá trực quan và do đó đòi hỏi người dùng phải có đào tạo tối thiểu”-theo giải thích của bà Foott. “Khi nhu cầu nghiên cứu của sinh viên đi từ khái quát đến cụ thể, họ có thể tìm sự giúp đỡ từ các nhân viên cho việc truy vấn các nguồn tài nguyên cụ thể”.
Từ khi được ứng dụng tại Đại học Curtin, số lượng của các tìm kiếm Primo mỗi tuần tăng lên đến 240.000 lượt. Tại Đại học Monash, số lượng tìm kiếm đã tăng lên 250000 lượt mỗi tuần chỉ vài tháng sau khi thư viện sử dụng Primo.
Mối quan hệ hợp tác lâu dài
Cả hai trường Đại học Curtin và Đại học Monash đều nhận thấy rằng quá trình thực hiện đã thành công và suôn sẻ. Đặc biệt là mô hình giao cho từng quản lí dự án thực hiện từng dự án một của ExLibris đã làm cho quá trình chuyển đổi không gặp khó khăn gì. “Có một quản lí dự án chuyên nghiệp là một lợi thế lớn, quản lí dự án rất nhạy bén trong việc đảm bảo các nhu cầu của chúng tôi được đáp ứng”-theo bà Stephanie Foott cho biết.
Đối với thư viện Đại học Curtin, sức mạnh của mối quan hệ của họ với ExLibris nằm trong tư duy mang tính chiến lược. Như ông Peter Green cho biết “Chúng tôi đã luôn tìm kiếm Ex Libris cho những ý tưởng, những cải cách mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lược cho tương lai”.
Được thể hiện thông qua mối quan hệ với các văn phòng ở Australia và dựa vào các nhà quản trị quốc tế, hợp lực giữa các thư viện đại học và Ex Libris tiếp tục trở nên bền chặt hơn. “Ex Lbris là cánh cửa mở cho những ý tưởng của chúng tôi, và việc có những nhân viên tận tụy cống hiến cho công việc là điều làm mối quan hệ của chúng tôi trở nên gắn bó hơn”-theo Giám đốc trung tâm dịch vụ Janette Burke cho biết. “Và trên tất cả, tầm nhìn dài hạn của chúng tôi cho thư viện phù hợp với lộ trình của sản phẩm Ex Lbris”.
Về Đại học Curtin
Được thành lập năm 1996 với tên gọi Học viện Công nghệ Tây Úc (WAIT), Đại học Curtin đã chuyển sang thành đại học và được đặt tên lại là Đại học Công nghệ Curtinvào năm 1987. Là ngôi nhà của gần 47.000 sinh viên đang theo học và sinh viên đã tốt nghiệp, Đại học Curtin cung cấp nhiều các khóa học đại học và sau đại học trong các lĩnh vực kinh doanh, nhân văn, khoa học sức khỏe, nguồn tài nguyên, kĩ thuật và chương trình khoa học.
Về Đại học Monash
Đại học Monashđược thành lập tại Melbourne năm 1958 và hiện nay có khoảng 62.000 sinh viên đang theo học tại 6 cơ sở tại Úc và các cơ sở khác ở Nam Phi và Malaysia. Bộ sưu tập tại thư viện Úc chứa hơn 3 triệu mục với truy cập đến hàng ngàn nguồn thông tin điện tử. Thư viện dành một nửa ngân sách cho các tài nguyên điện tử cung cấp cho giảng viên và sinh viên của trường có thể truy cập ở bất cứ đâu, bấy cứ lúc nào.
Thách thức
Với việc mở rộng bộ sưu tập số và điện tử tại Đại học Monash và Đại học Curtin, cả hai thư viện đều cho thấy người dùng của họ ngày càng thất vọng với nỗ lực tìm kiếm các tài liệu hữu ích thông qua việc tìm kiếm song song nhiều ứng dụng tìm tìm kiếm khác nhau và thường gây ra việc nhầm lẫn giao diện. Sự mong đợi của người dùng ngày càng tăng lên về tốc độ truy cập đến các tài liệu học thuật và thói quen của người dùng với công cụ tìm kiếm “Tương tự Google” có nghĩa rằng hệ thống tìm kiếm hiện tại ở cả hai thư viện đều không bao giờ đáp ứng được nhu cầu người dùng thư viện hay bạn đọc.
Giải pháp
Sau khi đánh giá rộng rãi các sản phẩm sẵn có trên thị trường, cả Đại học Curtin và Monash đều thấy rằng chức năng phong phú của giải pháp tìm kiếm và chuyển giao Primo, bao gồm giao diện linh hoạt, độ chính xác cao, tích hợp Primo Central Index, cung cấp giải pháp với điểm truy cập duy nhất cho phép các nhà nghiên cứu và cán bộ thư viện xác định được nguồn tài nguyên họ cần chính xác và nhanh chóng.
Kết quả
Được hỗ trợ bởi hệ thống dịch vụ dữ liệu gới ý đọc bài báo nghiên cứu cấp độ toàn cầu bX và “hot articles”, Primo và Primo Central Index đã làm tăng đáng kể lượng truy cập vào các tài nguyên học thuật điện tử của cả hai tổ chức thư viện này thông qua một điểm tìm kiếm duy nhất. Thư viên đại học Curtin thống kê được hơn 240.000 tìm kiếm trong Primo mỗi tuần, trong khi con số này ở Đại học Monash là 250.000 tìm kiếm trong một tuần.
Primo hiện là giao diện tìm kiếm chính tại cả trường Đại học Curtin và Đại học Monash, cung cấp hệ thống quản lý thư viện tích hợp đứng sau là Aleph tại Đại học Curtin và Voyager tại Đại học Monash, cũng như các bộ sưu tập tài nguyên số và điện tử.
Theo bản tin Nghiên cứu người dùng của Ex Libris