Nhân viên và người dùng thư viện của Đại học Swinburne sẽ được hưởng lợi từ một điểm truy cập duy nhất tới toàn bộ tài liệu nội sinh và từ xa.

Jerusalem, Israel – ngày 4 tháng 8 năm 2009. Tập đoàn Ex Libris Group vui mừng công bố rằng Đại học Công nghệ Swinburne (Swinburne University of Technology) ở Melbourne, Úc, đã chọn toàn bộ giải pháp của Ex Libris để triển khai như là một hệ thống xương sống cho dịch vụ thư viện của trường. Theo một quy trình chọn lựa kỹ lưỡng, đai học này đã lựa chọn giải pháp phát hiện và chuyển giao tài nguyên Primo, Hệ thống Thư viện Tích hợp Aleph (ILS) – thay thế hệ thống SirsiDynix Horizon của trường – và bộ giải pháp cho tài nguyên điện tử: Hệ thống xử lý nối kết SFX, Hệ thống cổng và tìm kiếm siêu dữ liệu MetaLib và hệ thống quản lý tài nguyên điện tử Verde.

Đại học Công nghệ Swinburne đã yêu cầu một sự cạnh tranh cho tất cả các hệ thống thư viện lớn sẵn có tại thời điểm hiện tại và xem xét ở góc độ thương mại cũng như kỹ thuật phải là một hệ thống mở. Cụ thể là thư viện đã mong muốn tìm kiếm một giao diện duy nhất và dễ dàng sử dụng nhằm cho phép người dùng tin tìm thấy và truy cập tài nguyên thông tin phù hợp ở mọi dạng khác nhau, bao gồm các bộ sưu tập của thư viện; nội dung trực tuyến như bài trích và sách điện tử; mục lục liên hợp và các mục lục của các thư viện khác; cũng như trang web.

Trong quá trình đánh giá, thư viện Đại học Swinburne (Swinburne University library) đã tập trung vào chức năng mà các sản phẩm của Ex Libris cung cấp phù hơp nhất – xong cũng đánh giá tập trung vào khả năng hữu dụng và tính mở của hệ thống. Được trợ giúp bởi một nhà tư vấn về trải nghiệm người dùng, nhân viên thư viện ở đây mong muốn những hệ thống chuyển giao ở cấp độ cao về hiệu quả sử dụng cho người dùng thư viện, và đồng thời tiếp tục cho phép thư viện phát triển trong tương lai bằng việc hỗ trợ sự tương thích tới những thay đổi khi diễn ra. Kết quả của sự đánh giá này đó là toàn bộ giải pháp của Ex Libris đã đáp ứng được mọi yêu cầu và đòi hỏi của thư viện đại học này.

Đại học Swinburne thấy được tính mở như là một phương thức hiệu quả nhất cho phép một phần mềm thư viện phát triển liên tục trong tương lai, và phần mềm Ex Libris đã đáp ứng được tính mở theo cách tiếp cận riêng,” Derek Whitehead, giám đốc thư viện tại đại học này nhận xét. “Hơn thế nữa, chúng tôi quan tâm đến làm thế nào các hệ thống thư viện sẽ phù hợp với bối cảnh phát triển liên tục ở lĩnh vực tìm kiếm và phát hiện tài nguyên trong thế giới Web và chúng tôi cảm thấy vui mừng rằng những phát triển như thành phần Primo Central, một chỉ mục tập trung tài nguyên học thuật xuất bản điện tử, sẽ đưa chúng ta gần hơn nữa tới dạng tìm kiếm mà người dùng tin mong muốn.”

Ông Douglas Barnard, giám đốc điều hành của Ex Libris, Úc, nhận xét: “Chúng tôi vui mừng được hợp tác với Đại học Swinburne và tự hào rằng những giải pháp của Ex Libris được lựa chọn vì sự giàu tính năng, tính mở thực sự của kiến trúc và sự trải nghiệm người dùng xuất sắc mà chúng cung cấp cho cả nhân viên thư viện và người dùng tin. Chúng tôi rất lấy làm vui mừng được làm việc cộng tác chặt chẽ với trường đại học này trong nhiều năm tới.”

Về Đại học Công nghệ Swinburne

Nằm ở thành phố Melbourne, Đại học Swinburne (Swinburne University of Technology) có một danh tiếng rạng rỡ ở Úc và quốc tế như là một nhà cung cấp giáo dục định hướng nghề nghiệp và là một trường đại học với cam kết cho nghiên cứu. Đại học này có một cơ sở hạ tầng công nghệ mạnh và nhiều mối liên kết với các ngành và lĩnh vực nghiên cứu, được tạo lên bởi bởi nhiều trung tâm nghiên nghiên cứu chuyên biệt. Đại học Swinburne giờ đây là một trong số ít các trường đại học ở Úc mà lĩnh vực đào tạo trải rộng trên nhiều chương trình từ dạy nghề đến cấp bằng tiến sĩ (PhDs). Trong quá trình bắt kịp với sự mở rộng của các chương trình đào tạo này, trường tiếp tục đóng một vai trò đầu tàu trong việc tạo ra các phương pháp tiếp cận mới tới sự tích hợp giữa các bộ phận trong trường.

Để có thông tin thêm về trường Đại học Công nghệ Swinburne, xin hãy ghé thăm http://www.swinburne.edu.au/.

Theo bản tin Ex Libris 8/2009