Tôi (tác giả – Marshall Breeding), cho rằng sự cứng nhắc của các sản phẩm ILS hiện nay đang làm việc trên những giả thuyết về luồng công việc trong thư viện đã thay đổi từ lâu.

Chúng ta thấy nhiều sự phát triển mới khi ngành tự động hóa thư viện đang phát triển hướng tới những giao diện người dùng mới như tôi đã mô tả trong số báo tháng trước. Vì nhu cầu cấp bách để có những giao diện hoạt động tốt hơn cho người dùng thư viện, cho nên thật là có ý nghĩa khi tập trung năng lực vào những sản phẩm này. Song, chúng ta không thể để sự tập trung phát triển một giao diện người dùng hiệu quả khiến chúng ta thỏa mãn về phần mềm và những hệ thống mà chúng ta đang sử dụng để tự động hóa những chức năng thường ngày của thư viện.

Khi các thủ thư tiếp tục vận hành với những tài nguyên phân mảng và rời rạc, đồng thời triển khai nhiều dịch vụ hơn trước, với nhiều bộ sưu tập đa dạng hơn trước, song lại không tăng số lượng nhân viên, thì điều quan trọng hơn cả là họ cần có những công cụ tự động hóa thư viện có khả năng cung cấp sự trợ giúp hiệu quả nhất có thể được. Trái với nhiều người cho rằng liệu một hệ thống ILS còn phù hợp với môi trường số ngày hôm nay không, tôi tin rằng nó vẫn thực sự cần thiết hơn bao giờ hết. Không một tổ chức thư viện nào có thể vận hành tốt ngày hôm nay mà lại thiếu những hệ thống tự động hóa những hoạt động cơ bản của thư viện.

Tôi nhận thấy rằng bây giờ là thời khắc phù hợp nhất để bắt đầu suy nghĩ xem các thủ thư sẽ mong muốn điều gì về thế hệ kế tiếp của các hệ thống tự động hóa thư viện. Vì chúng ta đang trong giai đoạn của sự phát triển những giao diện người dùng có khả năng phối hợp sử dụng mọi tài nguyên của thư viện một cách hiệu quả, chúng ta sẽ sớm đối mặt với nhu cầu cần phải nâng cao khả năng của hệ thống thư viện tích hợp (ILS) ở mọi mặt. Tôi cho rằng các thủ thư nên tổ chức các hoạt động nhằm dành thời gian để thu thập các ý kiến về nhu cầu tự động hóa cơ bản của họ và hình thái gì mà một hệ thống ILS cần có trong tương lai. Chúng ta cần hiểu rõ làm thế nào những hệ thống tự động hóa nên đáp ứng, nhất là ở ba điểm sau:

1. Khi số lượng bộ sưu tập số tăng lên

2. Những mong muốn về thay đổi liên quan đến giao diện

3. Những thái độ hướng tới mở hơn cả về dữ liệu và phần mềm

Tôi dự đoán trước rằng chu kỳ kế tiếp của sự phát triển tự động hóa thư viện sẽ vẫn tập trung vào ILS, song hy vọng theo một hình thái được xác định lại hoàn chỉnh hơn.

Những giao diện người dùng thư viện thế hệ kế tiếp sẽ làm việc khá độc lập với các hệ thống quản lý thư viện (ILS) để tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ của thư viện và thủ thư. Chúng ta đang nghe nhiều về sự chia tách giao diện người dùng khỏi hệ thống tự động hóa thư viện (ILS). Một giao diện người dùng mà sẽ dựa trên dữ liệu được quản lý trong một hệ thống ILS và có nhiều điểm vận hành liên kết, ví dụ như vận hành liên kết để hiển thị tình trạng tài liệu thư viện và kích hoạt các dịch vụ như đặt giữ và rút lại yêu cầu (Một ví dụ có thể thấy như giải pháp Primo từ Ex Libris). Không còn tồn tại nữa một mối quan hệ tĩnh một tới­ một (static one-to-one relationship) giữa giao diên người dùng và hệ thống ILS. Một tầm nhìn chiến lược hiện nay về giao diện người dùng bao trùm toàn bộ các kho nội dung sẵn có. Hệ thống ILS chỉ được xem như là một trong nhiều cấu thành đóng góp vào nội dung và dịch vụ của giao diện người dùng thế hệ kế tiếp.

Vượt lên khỏi những khuôn mẫu cũ

Cấu trúc cơ bản của hệ thống ILS ngày hôm nay đã là một khuôn mẫu cách đây hơn 20 năm. Những nguyên tắc cơ bản của các mối quan hệ giữa các cơ sở dữ liệu trung tâm và các phân hệ quản trị (modules) xoay quanh chúng vẫn chưa thay đổi nhiều, bởi vậy, các sản phẩm này ngày hôm nay vẫn theo một cấu trúc đã được thiết kế vào những ngày mà các thư viện chỉ làm việc với những bộ sưu tập có tính vật lý (physical collections). Trong một thập kỷ qua, các thư viện đã và đang thay đổi triệt để nhờ có các dịch vụ điện tử, song những hệ thống tự động hóa vẫn chưa có sự chuyển biến về chức năng cần thiết để bắt nhịp với sự thay đổi quy mô lớn trong các bộ sưu tập.

Tôi nhận thấy rằng thế hệ các sản phẩm ILS hiện nay cần sự biến đổi đáng kể. Sự cải tiến mạnh mẽ trong các hệ thống ILS đang sử dụng hiện nay có đủ đáp ứng nhu cầu của thư viện hướng tới tương lại hay không? Hay chúng ta cần một sự tiếp cận cấp tiến hơn? Tôi nghiêng về quan điểm rằng chúng ta cần định hình lại một cách căn bản, chí ít là những phần chức năng mở rộng của hệ thống ILS.

Thế hệ kế tiếp của các hệ thống tự động hóa thư viện cần phải được thiết kế lại để phù hợp với luồng công việc của các thư viện ngày hôm nay, họ hiện đang quản lý cả tài nguyên bản in và số. Nhằm cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả, phầm mềm (ILS) này cần phải được thiết kế xoay quanh quy trình và nhiệm vụ để đáp ứng mọi mục tiêu của một tổ chức. Trong một giới hạn rộng hơn, tôi cho rằng sự cứng nhắc của các sản phẩm ILS làm việc trên nhiều giả thuyết về luồng công việc trong thư viện đã thay đổi từ lâu. Thế hệ kế tiếp cần xem xét lợi ích thông qua sự xem xét lại kỹ lượng công việc hàng ngày đang diễn ra bên trong mỗi thư viện. Quy trình đó đang làm nhiều thủ thư bối rối khi thực tế họ phải cố gắng thích nghi với luồng công việc của mình bằng sự thoát khỏi những giới hạn của các hệ thống tự động hóa cài đặt trong thư viện của mình. Một cái nhìn mới mẻ có thể cần một cách tiếp cận lý tưởng, đồng thời cần có tầm nhìn vượt qua những thực tiễn đã hình thành quanh các khả năng của những hệ thống tự động hóa và tập trung vào những cách làm hiệu quả để hoàn thành công việc của thư viện.

Không hài lòng với hiện trạng hiện nay

Tôi đang trong quá trình tiến hành một cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin từ các thủ thư về thái độ của họ hướng tới những hệ thống tự động hóa và những nhà cung cấp có thể hỗ trợ họ. Các kết quả ban đầu cho thấy một mức độ cao về sự không hài lòng với những lựa chọn hiện nay. Tôi sẽ thực hiện một sự phân tích chi tiết hơn về dữ liệu, đồng thời cố gắng liên kết các mức độ hài lòng về sản phẩm và công ty cung cấp chúng. Tại thời điểm này, tôi cho rằng các thủ thư mong muốn nhiều hơn những gì mà họ đang nhận được hiện nay. Họ cũng thất vọng với một số hệ thống hiện có. Do vậy, chúng ta có thể không nhận thấy một xu hướng về một hệ thống sản phẩm ILS nguồn mở. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy nhiều sự triển khai hoàn chỉnh, cam kết cho sự di trú trong tương lai, và sự quan tâm rộng rãi đến sản phẩm nguồn mở thay thế. Sự ủng hộ đối với các giải pháp nguồn mở dường như phản ánh cấp độ thấp về sự tin tưởng tới các công ty thương mại và sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ vào sự kiểm soát hơn nữa về các hệ thống công nghệ tiên tiến. Do vậy, dường như hợp lý khi mong muốn rằng thế hệ kế tiếp của các sản phẩm ILS sẽ bao gồm nhiều giải pháp mở thay thế.

Nhu cầu của thủ thư cho tính mở tập trung nhiều vào dữ liệu cũng như phần mềm. Các hệ thống phát triển có tính thương mại có thể đang tiến tới đáp ứng mong muốn về tính mở với việc tất cả dữ liệu của thư viện và các chức năng của phần mềm sẽ sẵn có thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API). Một lớp lập trình API được hỗ trợ đầy đủ bởi tài liệu hướng dẫn cho phép thư viện linh hoạt hơn rất nhiều trong việc tạo ra nhiều dịch vụ mới vượt ra khỏi những gì được chuyển giao trong hệ thống. Tận dụng một lớp lập trình API nói chung đòi hỏi một người lập trình viết một phần mềm tương tác với hệ thống ILS, và thông qua lớp lập trình API để chuyển giao những chức năng mở rộng. Một số hệ thống ILS hiện nay đã cấp phép sử dụng lớp lập trình API này (Ví dụ như ALEPH 500 từ Ex Libris), đồng thời phản ánh sự sẵn lòng của nhà cung cấp bằng một bước tiến đầu tiên hướng tới tính mở của hệ thống.

Những khoảng trống trong chức năng

Trở lại cái thời khi mà các thủ thư làm việc chỉ với các bộ sưu tập in, một hệ thống ILS đã làm khá tốt công việc của thư viện. Song, khi chuyển dịch sang nội dung và dịch vụ số, nhiều khoảng trống đã lộ ra giữa chức năng của các hệ thống ILS và thế giới thực mà chúng đang vận hành ở trong đó. Nhiều khoảng trống chức năng vẫn còn chưa được giải quyết bởi nhiều hệ thống ILS hiện nay, bao gồm quá trình phát triển bộ sưu tập, ILL, bảo quản (cả bộ sưu tập số và có tính vất lý), và sự vận hành lưu trữ từ xa.

Bất kể có một sự khó khăn nào đó trong tư duy và sự phong phú tính năng ở một số phần nào đó, song các hệ thống tự động hóa tiếp tục bị trói buộc vào nhiều mặt của sự vận hành thư viện đã thay đổi từ lâu, bởi vì một quyết định chọn lựa ILS nào đó đã đưa ra thì không thể nào rút lại được nữa. Cho nên, tôi cho rằng một mục tiêu quan trọng của thế hệ kế tiếp của ILS chắc sẽ lấp đầy khoảng trống chức năng này.

Còn về cách tiếp cận với tính mở và sự linh hoạt thì sao?

Nhiều trong số các hệ thống ILS thế hệ hiện nay có đặc tính như là những hệ thống đóng, và cứng nhắc như đá nguyên khối vậy. Những hệ thống đóng này tích tụ hết lớp chức năng này đến lớp chức năng khác trong thời gian nhiều năm, sau đó kết quả dẫn đến những hệ thống này trở lên phức tạp với nhiều tính năng không đáng tin cậy. Một trong nhiều phàn nàn chính ngày hôm nay đó là một hệ thống ILS mang lại một gánh nặng lớn cho khách hàng liên quan đến vấn đề cài đặt, cấu hình, đào tạo và quản trị.

Tôi nghĩ về hệ thống ILS như là một hệ thống tự động hóa công việc giúp hỗ trợ sứ mệnh phát triển không ngừng của các thư viện. Chính bởi vì một xu hướng chính trong vương quốc công nghệ thông tin (IT) gắn liền với một kiến trúc định hướng dịch vụ (service-oriented architecture), cho nên thật là hợp lý nếu các hệ thống tự động hóa thư viện nào đã phát triển theo hướng cung cấp các ứng dụng công việc định hướng dịch vụ, thì chúng có khả năng nhiều hơn để hỗ trợ thư viện bất cứ khi nào quy trình vận hành nội bộ trong thư viện có sự thay đổi và phát triển đi lên (ví dụ, ALEPH của Ex Libris là một hệ thống như thế). Thư viện cũng như các tổ chức nghề nghiệp khác, họ đòi hỏi sự tương tác năng động ngày càng tăng với các hệ thống thông tin và công việc của những tổ chức ở cấp độ cao khác và với những tổ chức ngang hàng với họ.

Trái với sự tiếp cận và giải quyết vấn đề theo cách cứng nhắc hiện này của một số hệ thống ILS, chúng ta hãy xem một hệ thống ILS như là một tập hợp các “ứng dụng nhẹ” (lightweight applications – những ứng dụng có tính mở cao, khả năng linh hoạt tối đa và tương tác được với các hệ thống khác bên ngoài thông qua API) làm việc tích hợp chặt chẽ với nhau theo một mô hình cấu trúc định hướng dịch vụ. Cách tiếp cận giải quyết này sẽ tạo ra cả sự linh hoạt cần thiết để đáp ứng các nhu cầu tự động hóa và tính mở bất cứ khi nào thư viện mong muốn phát triển thêm một dịch vụ và chức năng nào đó.

Cơ hội để thay đổi

Khi tôi nghĩ về hiện trạng của một hệ thống ILS, tôi nhận thấy nhiều cơ hội rất lớn cho một thế hệ sản phẩm mới phù hợp và gắn kết chặt chẽ hơn với luồng công việc ngày hôm nay, một luồng công việc sẽ giúp các thư viện cung cấp các chức năng hiệu quả hơn. Tôi không cho rằng nhất thiết một cánh đồng mới các hệ thống này sẽ sẵn có một sớm một chiều, song dường như đối với tôi thời gian để tiếp cận một thế hệ kế tiếp của các sản phẩm ILS bắt đầu hình thành.

Chu kỳ thay thế các hệ thống ILS trước đây hầu như liên quan đến đáp ứng những chức năng chưa đủ của các hệ thống ILS thế hệ trước đó trên một nền công nghệ của thời đại ngày hôm nay. Tôi hy vọng rằng chu kỳ thay đổi kế tiếp sẽ liên quan đến cả chức năng cũng như sự chuyển dịch tới kiến trúc dịch vụ Web của ngày hôm nay.

Tôi tin rằng điều quan trọng nhất cho tiến trình phát triển trong các hệ thống tự động hóa thư viện sẽ gắn kết với cải tiến cơ sở hạ tầng công nghệ và định hình lại các chức năng để phù hợp với thế giới thực của các thư viện ngày hôm nay, đồng thời đưa vào đủ sự linh hoạt để thích nghi với mọi thay đổi trong tương lai, mà điều này dường như đang diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Marshall Breeding

Giám đốc trung tâm Công nghệ Sáng tạo và Nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt, Mỹ.

Ông là một nhà tư vấn, thuyết trình, tác giả viết trong lĩnh vực tự động hóa thư viện

Theo chuyên đề Computers in Libraries của tạp chí Information Today của Mỹ số tháng 11/12, 2007