Bạn có thể lắng nghe được tiếng một nô lệ người Mỹ xa xưa kể về câu chuyện của anh ta, và mở những trang của một cuốn sách viết về những kho báu cổ từ Ai Cập hoặc có thể nghiền ngẫm trên những tấm bản đồ cũ kĩ viết bằng tiếng La-tinh. Khi mà Thư Viện Số Thế Giới (The World Digital Library) bắt đầu trở nên trực tuyến vào năm tới, nó sẽ miễn phí và đa ngôn ngữ, cùng với sự đóng góp từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm những cuốn sách, những bộ phim, tài liệu in, bản ghi âm, và những bảng tổng phổ nhạc quý hiếm.

Các phóng viên hôm qua đã được cho xem bản mẫu của kho lưu trữ tài nguyên số đầu tiên, mà đang được kết hợp thực hiện cùng với Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LOC), Tổ Chức Văn Hóa Khoa Học và Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và năm thư viện hội viên khác – gồm Thư Viện Bibliotheca Alexandrina của Ai Cập, Thư Viện Quốc Gia Ai Cập, Thư Viện Quốc Gia Brazil, Thư Viện Quốc Gia Nga và Thư Viện Các Tiểu Bang Nga (The Russian State Library).

John Van Oudenaren, một cố vấn cao cấp của dự án, cho biết mục tiêu là để tạo nên một "trải nghiệm xuyên suốt, chất lượng cao cho bạn đọc, cho dù ngôn ngữ bạn đang sử dụng là ngôn ngữ gì". Ông nói thêm rằng “chúng ta có thể thấy đã có quá nhiều website thông tin đa ngôn ngữ theo một chiều hướng rất sơ sài."

Ông ấy đã cho xem hướng dẫn của phiên bản mẫu, trình chiếu các tài liệu rách rời như những tấm bản đồ Thế Giới Mới, những tấm ảnh lịch sử từ Brazil và một tệp tin âm thanh thu vào năm 1949 của một nô lệ xa xưa ở nước Mỹ. Phiên bản mẫu này, vẫn chưa thể truy cập trực tuyến, chạy bằng tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ý tưởng nằm trong khuân khổ của một Dự án Hồi Ức về Nước Mỹ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (The Library of Congress’s American Memory Project), được phát động từ thập niên 1990 và hiện đã có 11 triệu đầu tài liệu lịch sử được truy cập trực tuyến.

Thư Viện nhận được sự hỗ trợ của Google, Apple và Intel, tất cả đều đóng góp ở một mức độ nào đó. Google đã hỗ trợ 1,5 triệu Bảng Anh cho dự án.

Hervé Marchet, giám đốc phụ trách thị trường giáo dục ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi của hãng Apple cho biết, "Chúng tôi tư vấn về chuyên môn và cách thức số hóa tài liệu, để làm sao tốn ít chi phí nhất và làm cách nào để giải quyết và phân loại nội dung số rồi giúp chúng có thể truy cập được."

Theo The Independent Online Edition
Angela Doland
Ngày 19 tháng 10 năm 2007
http://news.independent.co.uk/world/americas/article3075695.ece