Xu hướng nhanh: Thúc đẩy sự chấp nhận công nghệ trong thư viện đại học và nghiên cứu trong vòng một tới hai năm tới

Tóm tắt

Sự sẵn có ngày các tăng các báo cáo nghiên cứu thông qua các cơ sở dữ liệu thư viện trực tuyến đang khiến cho sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu dễ dàng truy cập hơn và giúp họ thực hiện nghiên cứu dựa trên những ý tưởng và nghiên cứu hiện có. Việc lưu trữ các quan sát nghiên cứu nhằm dẫn tới một ý tưởng mới đã và đang trở thành một công việc quan trọng trong việc chia sẻ các báo cáo nghiên cứu. Những định dạng và luồng công việc giàu dữ liệu sản sinh ra trong môi trường xuất bản điện tử đã và đang tạo điều kiện dễ dàng cho việc trình bày các thực nghiệm, kiểm tra và xây dựng dữ liệu mô phỏng bằng video, âm thanh, và các phương tiện chuyển giao nội dung khác, cũng như cho phép hình ảnh hoá dữ liệu được diễn ra. Sự ra đời của những định dạng giàu thông tin này dẫn tới việc thư viện cần phải tư duy lại quy trình quản lý dữ liệu của họ và nối kết chúng giữa nhiều ấn phẩm khoa học khác nhau. Kết quả là nhiều kết nối giữa nhiều ấn phẩm nghiên cứu sẽ khiến cho các nhà nghiên cứu có thể thấy rõ những phát hiện từ một nghiên cứu này đã có tác động đến một nghiên cứu khác như thế nào, đồng thời cũng có cái nhìn toàn cảnh hơn về một ý tưởng nghiên cứu được phát triển theo thời gian ra sao, trong khi họ phát triển thêm một ý tưởng mới nào đó từ các góc độ nghiên cứu khác nhau. Những tiến bộ trong lĩnh vực quản lý dữ liệu nghiên cứu cuối cùng sẽ dẫn tới những kết quả tìm kiếm theo chủ đề và trích dẫn chính xác hơn, và đồng thời tạo điều kiện cho thư viện sử dụng và hiển thị tài nguyên thông tin thích hợp hơn cho bạn đọc của mình.

Tổng quan

Trong nhiều năm qua, các thư viện đại học đã duy trì nhiều các cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép giảng viên và sinh viên tìm sách và xác định nghiên cứu dựa trên chủ đề, từ khoá, và các tìm kiếm khác. Theo một bài báo gần đây của tạp chí giáo dục đại học “The Chronicle of Higher Education”, một số nhà giáo dục học đang nhận thấy rằng những cơ sở dữ liệu riêng rẽ này không còn hữu ích như trước nữa, cụ thể bởi vì sinh viên mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm, và không đủ thời gian để đọc. Việc tìm kiếm trên nhiều cơ sở dữ liệu riêng rẽ khác nhau này để có đủ thông tin cho hoàn thành một bài tập được giao và cố gắng kết nối chúng với các ấn phấm hay tham khảo nghiên cứu khác đang gây khó khăn và làm chậm tiến trình nghiên cứu,  điều này tạo cho thư viện một cơ hội để quan niệm lại việc quản lý dữ liệu cũng như khả năng phát hiện dữ liệu từ những bộ sưu tập sẵn có của họ. Thư viện và các tổ chức cung cấp các dịch vụ thông tin, như Thư viện Châu Âu (The European Library), Thư viện Quốc hội Mỹ (The Library of Congress), Mendeley, CORE, và Elsevier Lab đang tổ chức nhiều buổi hội thảo nhằm xem xét và tạo ra các công cụ mới cho khai mỏ dữ liệu các ấn phẩm khoa học nhằm nhận ra hình mẫu trong những bộ dữ liệu lớn mà có thể dẫn tới những đột phá trong sự chính xác và hiệu quả hơn của nghiên cứu.

Khi các trường đại học và những tổ chức chuyển giao các dịch vụ đào tạo phát sinh ngày càng nhiều dữ liệu theo thời gian, thì các thư viện đại học và nghiên cứu được đặt vào tay một vai trò quan trọng khi trở thành những người quản lý và gìn giữ những thông tin này. Cũng như người ta tạo ra một cây phả hệ để thấy và mô tả được những mối quan hệ giữa con người với nhau, thì giờ đây thư viện cũng đang có vai trò soi rọi những kết nối giữa dữ liệu nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu khác nhau và các phát kiến khoa học. Bằng việc lưu trữ những bộ dữ liệu nghiên cứu từ mỗi ấn phẩm khoa học mà nó chứa đựng, gắn chúng với siêu dữ liệu và từ khóa phù hợp, và đồng thời làm cho chúng dễ dang tìm kiếm, khi đó các cơ sở dữ liệu của thư viện có khả năng bộc lộ hết các nối kết và hình mẫu giữa các nghiên cứu, cho thấy đường đi của một ý tưởng khi nó phát triển. Các công cụ đo lường thư mục (bibliometrics), như sẽ thảo luận trong phần những “Phát triển Quan trọng” của báo cáo nghiên cứu này, đã và đang trợ giúp quy trình này bằng việc lượng hoá số lượng lần mà một ấn phấm khoa học đã được trích dẫn để thư viện có thể thấy toàn bộ công việc nghiên cứu tạo nên ấn phẩm khoa học đó.

Một trong những mặt có tình thuyết phục nhất của xu hướng này là làm thế nào nó tác động đến tiến trình nghiên cứu? AKSW (Agile Knowledge Engineering and Semantic Web), một nhóm nghiên cứu chủ trì bởi Đại học Leipzig (University of Leipzig) và Viện Tin học Ứng dụng (Institute for Applied Informatics) ở Đức, đã có một dự án: “Analyzing Cognitive Evolution Using Linked Data”(Phân tích Sự Phát triển Nhận thức Sử dụng Dữ liệu Nối kết) để cho thấy làm thế nào dữ liệu truy vấn đã và đang được tích hợp từ nhiều ngành học khác nhau có thể trả lời nhiều câu hỏi phức tạp liên quan đến nhận thức. Nghiên cứu này đưa vào dữ liệu nối kết từ lịch sử phát triển của gen tới dạng bệnh đã được biết đến – nghiên cứu này đã rút ra được kết luận từ các kết hợp khoa học về gen, y sinh và khu vực dữ liệu nghiên cứu liên quan khác. Cuối cùng, AKSW đã lấy 12 bộ cơ sở dữ liện nghiên cứu khác nhau và tích hợp chúng vào một cơ sở dữ liệu trực tuyến duy nhất để cho thấy hiệu quả tốt hơn nhiều, và theo đó các nhà nghiên đã nhận ra và hiểu rõ hơn các bệnh liên quan đến nhận thức.

Những liên quan và ảnh hưởng tới Chính sách, Sự Lãnh đạo, Thực hành

Những tổ chức cấp quỹ nghiên cứu lớn như NSF (National Science Foundation) đã nhận ra vai trò của sự quản lý dữ liệu hiệu quả trong các sáng kiến nghiên cứu bằng việc thay đổi thư viện, và chính sách cấp quỹ của họ nhằm bắt buộc họ phải có kế hoạch quản lý dữ liệu trong tất các đề xuất đệ trình xin cấp quỹ nghiên cứu lên NSF. Kết quả là Hiệp hội Thư viện Nghiên cứu Mỹ (ARL) đã tạo ra một hướng dẫn để giúp các chuyên gia thư viện nhận thức rõ về ý nghĩa của những quy định này. Việc tích hợp dữ liệu nghiên cứu từ nhiều nguồn vào một ấn phẩm khoa học duy nhất cũng đòi hỏi có kiến thức sâu rộng về các luật sở hữu trí tuệ và bản quyền mới nhất. Những hướng dẫn cho việc giáo dục đạo đức nghiên cứu này sẽ cung cấp nhiều các quy định đối với thư viện bao gồm một loạt các chủ đề liên quan đến nghiên cứu, như quản lý dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, luồng công việc xuất bản dữ liệu. Sự tiêu chuẩn hoá một nhà nghiên cứu và tác giả được đánh giá tín nhiệm như thế nào là hết sức cần thiết đối với quản lý dữ liệu nghiên cứu. Hệ thống Thư viện Umass Amherst (UMass Amherst Libraries) cung cấp những hướng dẫn đối với nhà nghiên cứu quan tâm đến quyền phân phối và trích dẫn dữ liệu, cấp phép, và ngôn ngữ pháp lý cho sử dụng lại dữ liệu nghiên cứu một cách công bằng.

Một năng lực lãnh đạo có tầm nhìn đối với các mô hình quản lý dữ liệu nghiên cứu cũng cần xem xét làm thế nào để tích hợp các kết nối dữ liệu nghiên cứu vào trong các mục lục thư viện. Trung tâm Vật lý và Thiên văn Harvard-Smithsonian (The Harvard-Smithsonian Center for Physics and Astronomy) là một ví dụ tốt để chúng ta tham khảo; Hệ thống Quản lý Dữ liệu Vật lý Thiên thể SAO/NASA (SAO/NASA Astrophysics Data System), được cấp quỹ bởi NASA, hiện chứa đựng 10,7 triệu biểu ghi nghiên cứu, và đồng thời theo dõi trích dẫn và sử dụng của những tài nguyên thông tin nghiên cứu này để cung cấp các khả năng đánh giá và phát hiện cao hơn. Các nhà nghiên cứu tại thư viện Đại học Mannheim (Mannheim University Library) và Viện Khoa học Xã hội GESIS – Leibniz (GENIS – Leibniz Institute for Social Science) ở Đức đã xuất bản một bài báo nghiên cứu với tựa đề: “Integration of Research Data and Research Data Links into Library Catalogs” (Tích hợp Dữ liệu Nghiên cứu và Nối kết Dữ liệu Nghiên cứu vào Mục lục Thư viện) để tìm hiểu môi trường tìm kiếm tích hợp đối với xuất bản khoa học và dữ liệu nghiên cứu có thể soi rọi rõ hơn các mối quan hệ giữa những báo cáo và bài báo nghiên cứu khác nhau như thế nào. Hệ thống của họ đã thúc đẩy các quy trình ánh xạ dữ liệu giàu ý nghĩa giữa các mục lục thư viện hiện có, song cũng ghi nhận những thách cần thức vượt qua, đó là một thực tế rằng siêu dữ liệu thường gắn liền với kho dữ liệu số hoặc tên miền. Mỗi cơ sở dữ liệu và hệ thống biểu ghi thư mục đều có một tính đặc thù nào đó trong việc phân loại ấn phẩm và dữ liệu, bởi vậy, nhu cầu phát triển một công cụ có khả năng biên dịch và tiêu chuẩn hoá hiệu quả tất cả các dạng siêu dữ liệu là hết sức cần thiết.

Khi ngày càng có nhiều dữ liệu nghiên cứu được đưa vào hay chứa đựng trong các ấn phẩm khoa học và các cở sở dữ liệu, thì các thư viện cần phải suy nghĩ lại làm thế nào bạn đọc có thể di chuyển và phát hiện được những thông tin mới này. Việc định hình lên một ấn phẩm khoa học cần được phát triển ra ngoài khuân khổ của văn bản và các biểu đồ dữ liệu để trở thành một định dạng có tính tương tác nhiều hơn. Ví dụ, Thư viện John Hopkins Milton S.Eisenhower (The Johns Hopkins Milton S. Eisenhower Library) có dựng một bức tường có tính hình ảnh hoá dữ liệu, bức tường này cao 2 mét rộng 4 mét, có tên là: “Balaur Display Wall”, treo nhiều màn hình TV để cho thấy các cử chỉ của người dùng tin thông qua công nghệ “Microsoft Kinect”. Những hình ảnh trình chiếu trên bức tường này đại diện cho các bộ dữ liệu nghiên cứu từ trường đại học liên quan đến nhiều chủ để, bao gồm các bản thảo viết tay từ thời trung cổ và hệ thông dữ liệu nghiên cứu về các vì sao. Ví dụ, sinh viên có thể học cách làm thế nào để phân loại các giải ngân hà bằng việc thao tác với tất cả các dữ liệu về các vì sao trên bức tường hình ảnh hoá dữ liệu nghiên cứu này. Sự sáng tạo này cũng khiến cho các thủ thư, ví dụ tại Thư viện Đại học Oxford (University of Oxford Library), xem xét các cách thực hành mới để xuất bản các nghiên cứu của các nhà khoa học, và làm thế nào để thư viện của họ có thể trợ giúp các nhà nghiên cứu thông qua tất cả các giai đoạn nghiên cứu – từ thu thập, gắn nhãn thư mục, và trình bày dữ liệu nghiên cứu để cho thấy nó có thể làm giàu thêm cho các bộ dữ liệu nghiên cứu hiện có thông qua phương pháp hình ảnh hoá dữ liệu. Giám đốc thư viện Đại học Oxford có thể hình dung các thủ thư của họ sẽ trở thành những người “đồng đóng góp vào quá trình tạo ra kiến thức mới.”

 

Tổng hợp theo báo cáo của dự án “2014 Library Edition, NMC Horizon Library Project”