Với tư cách là một thủ thư (librarian), tôi thường nhận thấy mình nản lòng khi thấy các thủ thư đồng nghiệp quên đi một điểm mấu chốt khi họ triển khai một giải pháp tìm kiếm siêu dữ liệu trong thư viện. Điểm mấu chốt chính đó là, với nhiệm vụ là một thủ thư, chúng ta nhất thiết phải làm nổi bật nên giá trị gia tăng của chức năng quản lý thư viện trong thế giới tìm kiếm siêu dữ liệu.

Chắc chắn rằng, tất cả chúng ta đều biết, một ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu tốt sẽ cần phải giúp người dùng phát hiện nhiều tài nguyên thông tin mà theo một cách nào đó khác họ thường không thể nào phát hiện ra được trước kia; và đó là điểm mấu chốt chính. Trong thực tế, chúng ta cũng biết rằng người dùng sẽ có thể phát hiện nhiều thông tin hơn mức mà họ có thể xử lý nó, hay hấp thụ nó. Đây là chỗ mà giá trị gia tăng của chức năng quản lý thư viện cần phát huy.

Trong nhiều trường hợp, tôi đã công khai có quan điểm rằng tôi thấy một trong những sứ mệnh của chức năng quản lý thư viện là có khả năng nối kết con người với thông tin mà họ cần. Dạng thông tin nay sẽ là 1) Appropriate – phù hợp với nhu cầu của người dùng, 2) Authoritative – thông tin có chất lượng, tính đặc thù và được sàng lọc để đảm bảo tính chuyên biệt (nghĩa là cung cấp một nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, được hiệu đính thích hợp, và bình xét để đáp ứng nhu cầu của người dùng), và cuối cùng, 3) Authenticated – được xác thực (nghĩa là người dùng hoàn toàn yên tâm rằng thông tin mà họ nhận được đã không bị thay đổi, bổ sung, hoặc nói cách khác là bị sửa đổi từ những gì mà thông tin gốc đó cần chuyển tải). Và tôi gọi dạng thông tin này là thông tin được được xếp hạng 3 chữ A – (“Triple-A Rated Information”). Dạng thông tin này thực sự khác biệt, cũng như khác với thông tin mà người dùng nhận được từ một đầu tìm kiếm bình thường hay phổ thông, mà thường nó sẽ lôi ra cho người dùng cả núi thông tin trên diện rộng mà không có bất kỳ sự phân biệt hay phân loại nào.

Bởi vậy, tại sao những thủ thư lại sẵn lòng làm giảm đi thương hiệu của họ, giá trị của họ, và lý do chính đáng cho sự tồn tại của họ bằng việc cung cấp những ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu không làm nổi bật được giá trị gia tăng của chức năng quản lý thư viện? Có lẽ điều này xảy ra thường xuyên bởi vì thủ thư đã cảm thấy nản chí khi người dùng của họ đang chuyển dần sang tìm kiếm trên Google, cho nên họ đã quyết định thay thế dịch vụ tìm kiếm này trên một quy mô nhỏ hơn.

Đối với tôi, một ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu trong thư viện tối thiểu cần đáp ứng những mục tiêu sau:

1. Tìm kiếm định hướng mục tiêu. Nếu người dùng đã muốn tìm kiếm mọi thứ trong thế giới này, họ thường sẽ sử dụng Google (và như chúng ta biết, đó chính là cái gì mà hầu hết mọi người muốn tìm kiếm tại một nơi đầu tiên!) Giá trị của thư viện đó là mọi tài nguyên mà người dùng truy cập phải trải qua một sự thử nghiệm sàng lọc nào đó. Chúng cần được đánh giá bởi các thử thư và/hoặc những người ngang hàng, và chúng có thể đã thông qua một ủy ban bổ sung có chức năng đọc mọi nhận xét đã xuất bản và/hoặc nói một cách khác, họ có thể sàng lọc tài liệu này để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các mục tiêu lớn hơn của một tổ chức mà trung tâm thông tin thư viện là một phần ở trong đó và họ được cấp tài chính để làm việc này. Dạng thông tin thư viện khi được gắn với chữ Authority; nó đại diện cho một điều gì đó, và hàm chứa giá trị trên và vượt ra khỏi dạng thông tin sẵn có mở trên Web. Các thủ thư nhất thiết phải nhớ và đề cao những nguyên tắc này, đồng thời đảm bảo chắc chắn rằng thông tin mà chúng ta chuyển giao tới người dùng là chất lượng (authoritative) và xác thực (authentic). Chúng ta nhất thiết đảm bảo rằng chúng ta không hiển thị thông tin chỉ bởi vì nó liên quan đến cùng chủ đề mà người dùng đang tìm kiếm và nếu chúng ta muốn làm vậy, thì dạng thông tin này tối thiểu cũng cần được phân biệt rõ ràng và gán nhãn khác với dạng thông tin được trình bày bởi một ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu của thư viện.

2. Công cụ sàng lọc. Có phải đã có thời một thủ thư đứng đó và hỏi bạn đọc tất các những câu hỏi để biết chính xác anh ta/cô ta thực sự đang muốn tìm kiếm thông tin gì để thủ thư chúng ta có thể giúp bạn đọc có được đúng phần thông tin đó? Người dùng ngày nay bơi trong một biển thông tin rộng mở – tại bất kỳ đâu, ở nơi làm việc, ở nhà, hoặc ngay tại bàn học trong ký túc xá. Họ vẫn cần sự trợ giúp nhằm sàng lọc nhiều bộ sưu tập thông tin ngày càng tăng mà họ đã phát hiện ra nhằm duyệt thử và tìm thấy một phần thông tin “đúng”. Bởi vậy, người dùng sẽ tự hỏi tại sao thư viện chỉ cung cấp một ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu có khả năng trả về nhiều kết quả, nhưng lại không có khả năng tự phân loại, xắp xếp, thu hẹp và/hoặc nói cách khác là sàng lọc chính xác từ một lượng lớn kết quả tìm kiếm trả về để có được thông tin đúng với nhu cầu của người dùng. Thậm chí có vấn đề hơn, là tại sao các thủ thư lại không yêu cầu các công cụ tìm kiếm giúp tận dụng được thông tin về người dùng (User Profiles), thông tin đề xuất, và hoạt động phân loại cộng đồng như những cách để sàng lọc những kết quả này?

3. Hỗ trợ đa ngôn ngữ. Hầu hết thư viện đều đã đầu tư vào một bộ sưu tập lớn tài liệu và đối tượng số ở nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Nếu ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu của họ không hỗ trợ Unicode, thì liệu có phải chúng ta hiển nhiên muốn người dùng thực hiện tất các tìm kiếm/sự tương tác của họ bằng tiếng Anh? Điều này có khiến cho ứng dụng đó có ý nghĩa không? Người dùng tìm kiếm các tác phẩm dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau có thể nói tiếng Anh, song không phải ai cũng có thể nói được. Bởi vậy các thủ thư cần một ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu cung cấp cho người dùng một giao diện hỗ trợ và hiện thị kết quả theo ngôn ngữ mà người dùng chọn lựa.

4. Nhiều cơ chế hỗ trợ liên minh (Consortia) chia sẻ và/hoặc chuyển giao. Nhiều thư viện đã hợp lại cùng nhau dưới nhiều mô hình liên minh chia sẻ đa dạng để cùng bổ sung và sử dụng một công nghệ – điều này làm ứng dụng trở lên có ý nghĩa ở mọi cấp độ. Khi mô hình này diễn ra, công nghệ được mua sẽ hỗ trợ và mở rộng năng lực của thư viện cho người dùng của họ. Có ý nghĩa không khi mà chúng ta trình bày cho người dùng nhiều đầu mục tài liệu có thể đáp ứng nhu cầu của họ chỉ để thông báo cho họ biết rằng thực tế họ không thể có được và sử dụng những đầu mục tài liệu này vì họ chưa phải là người dùng đã đăng ký của một thư viện?

Cùng trên một nhận xét đó, tôi tự hỏi tại sao chúng ta tạo ra các kho thông tin số có thể chuyển giao ngay lập tức, nhưng sau đó lại đưa ra những ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu không tìm kiếm được trên kho số đó, tại sao chúng ta không cung cấp một cơ chế mượn liên thư viện khởi đầu từ bạn đọc và chúng ta lại tiếp tục phong tỏa và/hoặc làm chẫm trễ thông tin đến với người dùng?

5. Tính năng đề xuất. Thậm chí những ứng dụng tìm kiếm Web cơ bản cũng có nhiều tính năng hướng người dùng tới nhiều điểm có thể hữu ích khác và/hoặc đầu mục tài liệu quan tâm. Khi một người liên lạc với một thủ thư, họ luôn có được gì đó đáp ứng được nhu cầu, thậm chí cho dù nó không hẳn là cái gì mà họ mong muốn lúc đầu. Bởi vậy tại sao chúng ta lại đưa ra những công công cụ tìm kiếm siêu dữ liệu khiến người dùng trở về tay không?

Các thủ thư và dạng thông tin mà họ cung cấp, mong muốn đạt được giá trị gia tăng quan trọng cho dịch vụ người dùng cuối cùng – một dịch vụ cung cấp dạng thông tin xếp hạng 3 chữ A (“Triple-A Rated” Informtation). Để làm được như vậy, thủ thư chúng ta hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn và triển khai các công cụ tự động hóa để đảm bảo rằng nó giúp xử lý thông suốt và chuyển giao cùng một giá trị đó trong môi trường trực tuyến. Một thư viện hiểu điều này sẽ thành công trong nâng cao giá trị nghề nghiệp và quan trọng hơn cả – đó là vì người dùng của mình.

Carl Grant
Tổng giám đốc điều hành của Ex Libris, Vùng Bắc Mỹ
Theo FederatedSearch Blog.com