Kinh nghiệm triển khai giải pháp Primo của Ex Libris tại trường Đại học East Anglia (University of East Anglia – UEA), một giao diện tìm kiếm và truy xuất mới đối với mục lục thư viện, cơ sở dữ liệu và tài nguyên điện tử.

Giới thiệu

Tại Đại học East Anglia (UEA), chúng tôi đã và đang tham gia vào một chương trình công bố giải pháp Primo, mà trong chương trình này sẽ bao gồm nhiều thư viện tại Châu Âu và Mỹ đang làm việc với Ex Libris trên phiên bản 1 (Version 1) của giải pháp Primo.

Chúng tôi đã học được nhiều điều từ quá trình triển khai này và đã ngày càng thấy được lợi ích trong lĩnh vực thư viện khi chia tách, hay phân tách lớp giao diện tìm kiếm và truy xuất tài nguyên khỏi lớp cơ sở dữ liệu để trình bày tài nguyên thư viện một cách hiệu quả hơn. Vấn đề mà giải pháp Primo tìm đến giải quyết là bằng chứng rõ ràng rằng người dùng thích những dịch vụ tìm kiếm, truy xuất và chuyển giao tài nguyên trên khắp các mục lục và tài nguyên được cấp phép truy cập của thư viện. Những lý do để người dùng thích một đầu tìm kiếm như Google đó là sự dễ dàng và tốc độ sử dụng, kết quả tìm kiếm được sắp xếp thích hợp và phù hợp ngữ cảnh, ít phải trải qua nhiều lần xác thực quyền người dùng, và một giao diện được mô tả và trình bày có tính thẩm mỹ trên tổng thể. Đã có nhiều bài báo viết về vấn đề này, song một trong số đó là bản báo cáo của OCLC 2005 có tựa đề “Sự nhận thức về Thư viện và Tài nguyên Thông tin” (Perceptions of Libraries and Information Resources) [1] đã minh chứng cho chiến lược của Ex Libris là đúng đắn. Về lý thuyết thì rõ ràng rằng những dịch vụ thư viện của chúng ta nên được phát triển phù hợp hơn với các mạng dịch vụ rộng lớn như Google, Amazon và Facebook, nhưng vẫn có nhiều thảo luận về làm thế nào điều này trở thành sự thực.

Nhiều người cho rằng một giao diện tìm kiếm mới hơn chỉ là sự chậm lỗ thời hơn của một mục lục thư viện mà thôi, và rằng các nhà cung cấp Hệ thống Quản lý Thư viện (LMS) phải cung cấp những chức năng như đã định hình thành tiêu chuẩn như thế hệ OPAC đã được phát triển trước đó. Nhưng có những ý kiến trái ngược lại cho rằng việc chỉ lo cập nhật một mục lục thư viện sẽ chỉ là đầu tư nỗ lực phát triển vào một công nghệ cũ. Để làm được điều này tốt, thật là giá trị khi đầu tư vào một lớp tìm kiếm mới và linh hoạt có thể bao phủ toàn bộ tài nguyên, cơ sở dữ liệu điện tử hơn chỉ là một mục lục thư viện đơn thuần và điều này sẽ thoát khỏi sự hạn chế của những khoảng tối trong một Hệ thống Quản lý Thư viện theo lối mòn cũ.

Ở một mặt khác của sự tranh luận này: người ta cho rằng vì phần lớn người dùng hiện nay sử dụng các site như Google và Facebook, do vậy họ không có mấy nỗ lực để phát triển các giao diện thư viện hướng tới tài nguyên. Thay vào đó, thư viện chúng ta lại tập trung nỗ lực vào làm cho tài nguyên thư viện của chúng ta có thể tìm thấy được trong các mạng tìm kiếm rộng lớn hơn, các mục lục liên hợp, và các kho tài nguyên mở. Ý tưởng này mục đích tập trung vào làm cho biểu ghi nội sinh của thư viện sẵn có trong một mạng lớn hơn và sau đó sàng lọc người dùng về với tài nguyên của thư viện.

Ex Libris đã xem xét các mối quan tâm như vậy, song cuối cùng khẳng định bằng một hệ tư tưởng rằng tài nguyên của thư viện là tốt nhất. Trong khi Google và Facebook có thể đi trước trong việc cuốn hút người dùng bởi vì chúng là những dịch vụ khác biệt. Ex Libris đã có một chiến lược thích hợp để xem xét điều gì khiến cho họ thành công đến vậy và đã đưa một số tính năng của Google và Facebook vào giao diện nội sinh của thư viện. Bằng việc làm như vậy, chúng ta có thể khuyến khích người dùng sử dụng giao diện của thư viện và kết quả là người dùng có được những tài nguyên chất lượng cao nhất cần thiết để hỗ trợ giảng dạy và học tập.

Ở đâu thư viện triển khai giao diện này, và nếu nội dung ở đó là “vua”, thì thư viện giành chiến thắng do chất lượng của nội dung của họ tốt hơn so với Google. Vấn đề nằm ở thực tế rằng không phải tất cả người dùng đều biết điều này, thậm chí sự trình bày tài nguyên thư viện thông qua nhiều cơ sở dữ liệu và giao diện khác nhau dường như không cuốn hút và hấp dẫn so với những gì mà người dùng thấy trên Web. Đó là khoảng trống mà Primo giải quyết cho thư viện. Giải pháp Primo không chỉ cho phép tìm kiếm, tìm thấy mà còn chuyển giao tài nguyên bất kể chúng bắt nguồn từ đâu. Về mặt này, Primo vượt xa hơn chỉ là một sự thay thế đáng tự hào cho mục lục thư viện truyền thống.

Mặt trước của một ngôi nhà

Lợi ích chính của giải pháp Primo đó là nó là một điểm duy nhất để truy cập mục lục thư viện, kho tài sản số nội sinh, và cơ sở dữ liệu cũng như tài nguyên điện tử từ xa. Thuật toán sắp xếp tài nguyên phù hợp rất giàu tính năng, đồng thời dẫn đến kết quả phù hợp không chỉ theo năm xuất bản, mà nó còn làm việc giống như các đầu tìm kiềm mà người dùng đã quen thuộc trên Web. Khả năng hiển thị các trang bìa sách (từ Amazon [2]) và các biểu tượng, thay vì chỉ văn bản, để phân biệt giữa các biểu ghi khác nhau, đóng góp vào một trải nghiệm giàu tính năng và thông tin cho người dùng.

 

Hình 1: Giao diện người dùng của Primo

Cũng với một hộp tìm kiếm chính, Primo đưa cho người dùng nhiều lựa chọn tìm kiếm trước (pre-search options) trong các hộp lựa chọn thả xuống (drop-down boxes), ví dụ nhằm cho phép họ lựa chọn tìm kiếm theo dạng tài nguyên. Đối với lựa chọn sau tìm kiếm (post-search options), có nhiều lựa chọn để giới hạn tìm kiếm. Chức năng di chuyển giữa các phần từ siêu dữ liệu đưa ra nhiều lựa chọn để hiển thị chỉ “tài nguyên trực tuyến” (Online Resources) hoặc chỉ những “tài nguyên sẵn có” (available), nghĩa là những tài nguyên “không có tính mượn trả”. Nhiều lựa chọn khác bao gồm giới hạn tìm kiếm theo tên tác giả, chủ đề hoặc dạng tài nguyên. Số lượng kết quả đưa ra trong dấu ngoặc đơn gần mỗi nhóm phần tử hay chủ đề. Phần tử dữ liệu chủ đề, dựa trên tiêu đề đề mục (subject headings) từ mục lục của thư viện, có thể cũng được sử dụng như là điểm khởi đầu cho các tìm kiếm mới nếu có yêu cầu. Nếu một tác phẩm sẵn có ở nhiều thư viện hoặc trong nhiều bộ sưu tập khác nhau, chúng có thể được hiển thị như là các phần tử để người dùng có thể chọn từ đó. Các phần tử thông tin khác thường bắt nguồn từ các biểu ghi MARC trong mục lục, như ngày xuất bản, ngôn ngữ, số phân loại…

Hình 2: Giao diện người dùng Primo – Kết quả tìm kiếm tóm tắt với lựa chọn di chuyển qua các phần tử thông tin của thư viện để giới hạn kết quả

Nhằm cung cấp một phương pháp nhóm đối tượng để tìm thấy các cuốn sách, Primo bao gồm chức năng nhóm biểu ghi liên quan dưới một biểu ghi duy nhất. Cơ chế “FRBR hóa” [4] này làm việc tốt, đặc biệt với sách giáo trình khi mà loại sách này thường có nhiều phiên bản khác nhau (có nhiều lần xuất bản khác nhau) được thể hiện dưới một biểu ghi. Cũng có một lựa chọn loại bỏ trùng lặp để nhóm lại những biểu ghi thư mục trùng nhau và nhập làm một, tính năng này thực sự hữu ích cho cơ chế của một liên minh chia sẻ mục lục hay tài nguyên (consortia).

Từ một trang kết quả tóm tắt người dùng ngay lập tức nhận được một chỉ dẫn liệu những bản hoặc dạng tài liệu trực tuyến nào sẵn có. Trong phiên bản 1 của Primo, thông tin sẵn có không theo thời gian thực, đồng thời dựa trên luồng thông tin sẵn có được tải theo các khoảng thời gian đặt trước trong ngày. Bởi vậy về mặt lý thuyết, thông tin vốn tư liệu đã cũ ngay tại thời điểm tìm kiếm. Tuy nhiên, nối kết “Get it” cài đặt phía phải của mỗi biểu ghi có thể được thực hiện để cung cấp một nối kết nhanh tới “vốn tư liệu thực tế” (Live Holdings), đây là thông tin vốn tư liệu trong mục lục thực tế (Aleph) tại UEA.

Tính năng “Get it” có thể cũng cung cấp cho người dùng nhiều bản tài liệu và dịch vụ phù hợp khác. Trình chức năng này sử dụng dịch vụ xử lý nối kết (SFX) để trình bày nhiều nối kết tới các mục lục thư viện khác, các đầu tìm kiếm hoặc Google Scholar là một ví dụ. Nếu người dùng mong muốn, họ có thể chọn mở rộng một biểu ghi tóm tắt để hiển thị toàn bộ biểu ghi. Điều này cung cấp thêm thông tin thư mục và cũng cả nối kết tới các dịch vụ khác như bảng nội dụng từ Amazon hoặc một tóm tắt từ biểu ghi trong WorldCat [6]. Sự làm giàu thông tin biểu ghi sau khi tìm kiếm này nhằm bổ sung dữ liệu từ những biểu MARC gốc, nó được đưa vào như một phần của Primo, tùy thuộc vào các thỏa thuận với nhà cung cấp bên thứ 3.

Như người dùng mong muốn từ một cơ sở dữ liệu lớn, cần có nhiều lựa chọn lưu trữ, email và in kết quả – với “chức năng giá sách điện tử” (e-shelf), danh mục đánh dấu (marked list) để lựa chọn biểu ghi. Hiện có nhiều lựa chọn để lưu dữ liệu vào những ứng dụng của bên thứ 3 như del.icio.us [7], Connotea, và Refwork, với nhiều lựa chọn xuất dữ liệu khác được dự báo trước trong tương lai. Các tính năng của mạng xã hội và Web 2.0 cho phép gán thẻ thông tin, viết nhận xét (đối với người dùng được phép đăng nhập) không chỉ là sự mới mẻ mà còn rõ ràng là cái gì đó mà người dùng giờ đây mong muốn. Nếu đã được phép đăng nhập như là bạn đọc của thư viện, người dùng cũng có thể lưu những câu hỏi truy vấn trước và cài đặt thông báo hay RSS cho những tìm kiếm cụ thể đã được định nghĩa nhằm cập nhật nội dung mới khi sẵn có.

Chức năng tìm kiếm trong Primo có “tính độ lượng hơn” là chức năng trong một mục lục thư viện truyền thống. Có những tính năng gợi ý từ khóa tìm kiếm như “Did you mean?” nhằm nhận ra những lỗi đánh sai chính tả chung và đưa ra nhiều lựa chọn thay thế (vd., nếu bạn đánh “mangment”, hệ thống sẽ gợi ý bạn là có phải “management” không.) Cũng có một tính năng “still haven’t found what you are looking for?” nhằm cung cấp cho người dùng sự hướng dẫn thêm về việc họ nên làm gì tiếp theo nếu tìm kiếm ban đầu không thành công.

Tại UEA, chúng tôi đã cài đặt một phạm vị tìm kiếm tài nguyên nội sinh mặc định bao gồm những mục lục thư viện của Đại học East Anglia và Mục lục Thư viện Bệnh viện Norfolk và Norwich. Chúng tôi cũng đưa vào tìm kiếm kho số nội sinh ( sử dụng giải pháp DigiTool của Ex Libris). Điều này thật là lợi ích khi các bài báo của kho dữ liệu nội sinh có thể hiển thị trong khi tìm kiếm, lợi ích này nhằm quảng bá kho dữ liệu nội sinh của chúng tôi rộng rãi hơn. Vì dễ dàng sử dụng, chúng tôi cũng cho phép lựa chọn tìm kiếm kho dữ liệu số riêng của mình bằng lựa chọn các Tab riêng rẽ nhằm hiển thị hạn chế tìm kiếm và kết quả vào các biểu ghi trong kho số mà thôi.

Tab thứ 3 hiển thị những tài nguyên tìm kiếm từ xa, được sử dụng để tìm kiếm cơ sở dữ liệu bên ngoài của thư viện và tạp chí điện tử. Lựa chọn tìm kiếm tài nguyên từ xa sử dụng một chức năng tìm kiếm siêu dữ liệu của giải pháp MetaLib của Ex Libris. Người dùng có thể tìm kiếm nhiều nhóm cơ sở dữ liệu đã được cấu hình sẵn, hoặc còn gọi là “quicksets”, dựa trên chủ đề hoặc dạng cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu được nhóm lại trước bởi thủ thư, bởi vậy người dùng không biết trước cơ sở dữ liệu họ đang tìm kiếm, chỉ biết rằng “quickset” này gồm những cơ sở dữ liệu phù hợp với chủ đề của họ. Có một khoản thời gian trễ trong khi MetaLib kéo dữ liệu từ xa về và chuyển các biểu ghi từ cơ sở dữ liệu này vào một khổ mẫu hiển thị tiêu chuẩn của Primo. Nếu người dùng cảm thầy chờ lâu, có một lựa chọn “show me what you have so far”, Người dùng sau đó thấy được sự trình bày tự động theo sự sắp xếp phù hợp (relevant-ranked), kết hợp tất cả kết quả tìm từ tất cả các cơ sở dữ liệu đó.

Trong phiên bản này của Primo, nó vẫn chưa đưa vào chức năng tìm kiếm từ xa trong cùng một Tab tìm kiếm tài nguyên nội sinh. Có một lý do tốt cho điều này, đó là bởi vì tìm kiếm từ xa phải cần đến một hệ thống tìm kiếm siêu dữ liệu và kết quả thường không thể trả về nhanh như trong cơ sở dữ liệu nội sinh được. Bởi vậy việc kết hợp tìm kiếm tài nguyên nội sinh và tài nguyên từ xa trên cùng một Tab sẽ dẫn đến những khoảng trễ không cần thiết.

Chức năng tìm kiếm từ xa làm việc tốt với các cơ sở dữ liệu thư mục chỉ mục các bài báo của tạp chí và chương sách. Từ kết quả tóm tắt, biểu ghi của nó trông giống nhau về định dạng so với kết quả từ những tìm kiếm trong tài nguyên nội sinh, người dùng có thể nhanh chóng biết ngay được liệu toàn văn sẵn có hay không, và nếu có, chỉ đơn giản nhấp chuột vào nối kết “Get it”. Primo sẽ sử dụng chức năng của phần mềm xử lý nối kết (SFX) để chuyển giao toàn văn ngay lập tức tới người dùng trong Primo, hoặc nếu người dùng mong muốn, sẽ hiển thị trong một cửa số trình duyệt mới.

Nếu toàn văn không sẵn có từ UEA, sau đó Tab “Online Resource” sẽ được thay thế bởi một Tab “Additional Services” để cung cấp cho người dùng những dịch vụ khác, như bảng nội dung, tìm kiếm trên Google, hoặc tìm kiếm trong một thư viện khác. Primo cũng cho phép người dùng chọn cấu hình mặc định để trả lại nhiều kết quả hơn từ mỗi cơ sở dữ liệu, do vậy phần nào đó nó khắc phục được một trong những hạn chế chính của phần mềm tìm kiếm siêu dữ liệu, mà thường chỉ có những kết quả đầu tiên từ cơ sở dữ liệu được chuyển vào Primo sau tìm kiếm đầu tiên.

Nicholas Lewis

Giám đốc Thư viện

Information Service Directorate

Đại học East Anglia (UEA), UK

Theo tạp chí Ariadne Magazine số 55, 4/2008, ISSN: 1361-3200

Phần 2: Kinh nghiệm triển khai phần quản trị của Primo tại Đại học East Anglia