Đại học Liège là một đơn vị mẫu được ủy quyền cho việc truy cập mở. Việc này được bắt nguồn từ sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trường đại học và thư viện. Khi đăng bài này, François Renaville, thủ thư tại Thư viện đại học Lìege, đã giải thích về cách thức kho chứa ORBi được hiển thị trong Primo Central.

Truy cập mở đối với các thông tin học thuật đã tồn tại một vài năm nay tại trung tâm liên kết học thuật Đại học Liège (ULG). Năm 2007, Hội đồng quản trị nhà trường đã thông qua chỉ thị Immediate-Deposit & Optional-Access (IDOA) đồng thời tiến hành triệt để trong việc đưa thành điều kiện bắt buộc đối với các nhà nghiên cứu trong việc thêm các tài liệu tham khảo vào tất cả các ấn phẩm xuất bản của họ các hội nghị về học tập vào các kho lưu trữ của nhà trường, kể từ năm 2002, cũng yêu cầu gửi bản điện tử đầy đủ của tất cả các bài viết họ đã xuất bản từ năm 2002.

Việc tham chiếu một ấn phẩm học thuật phải được đặt trong kho lưu trữ ngay sau khi các nhà xuất bản đã chấp thuận việc xuất bản hoặc ngay sau khi các tài liệu đó được coi là hoàn chỉnh. Nghĩa vụ phải gửi toàn văn tài liệu trong kho lưu trữ được áp dụng cho các bài viết được xuất bản trên các tạp chí, nhưng cũng không đồng nghĩa là chỉ có vậy: bất cứ một loại ấn phẩm xuất bản nào khác (các chương của cuốn sách, luận văn, báo cáo, bài thuyết trình trong hội nghị, các bài giảng cho công chúng , áp phích, các ghi chú khóa học …) nếu đều có thể được gửi thì  là rất tốt. Các tác giả sẽ cấp phép truy cập toàn văn  đến các tài liệu nếu các điều khoản của nhà xuất bản cho phép họ làm như vậy. Trong trường hợp bị cấm vận hoặc bị hạn chế bởi một nhà xuất bản nào đó, độc giả vẫn có thể yêu cầu lấy bản in của các tác giả trực tiếp từ kho lưu trữ.

Những lý do đứng đằng sau chính sách này thực ra vô cùng đơn giản. Thứ nhất, quản lý của một trường đại học cần phải theo dõi được lượng dữ liệu xuất của trường đó. Bernard Rentier, Hiệu trưởng trường Đại học Liège, đã giải thích trong bài trình bày của mình tại hội thảo MedOANet tại châu Âu 2013 rằng: "Nếu bạn không biết những sản phẩm  khoa học trường đại học của bạn đang có là gì, tức là bạn đang gặp vấn đề." Nhưng với kho lưu trữ, một tổ chức có thể lấy được số liệu thống kê cho lượng thông tin đầu ra của nó. Lí do thứ hai, các nhà nghiên cứu thì "không làm việc mà không có người đọc," dẫn lời của Giám đốc Nghiên cứu FNRS và trợ lí giáo sư đại học Liège – Thierry van Cutsem đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại trong video dưới đây. Bernard Rentier giải thích trong bài trình bày tại MedOANet của ông rằng những nhà khoa học mà đang hài lòng với việc bài viết của họ được xuất bản trên một tạp chí có uy tín – mặc dù nó có thể chỉ là tạp chí cho người dùng trong các trường đại học có đủ khả năng mua -là hoàn toàn nhận định sai vấn đề. Vấn đề là bạn muốn mọi người đọc các thông tin khoa học của bạn, để hiểu nó, và tái sử dụng nó.

Thư viện đại học Liège đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ việc áp dụng IDOA. Thư viện này được giao nhiệm vụ cung cấp một kho lưu trữ và sự hỗ trợ từ các giảng viên và các nhà nghiên cứu trong việc gửi các ấn phẩm xuất bản của họ. Tháng 11 năm 2008, thư viện đưa ra kho lưu trữ dựa trên phần mềm DSpace trong khuôn khổ hợp tác với liên thư viện của trường đại học thuộc Bỉ nói tiếng Pháp (BICfB). Một vài tháng sau đó, nhiệm vụ của đại học Liège tiếp tục được thúc đẩy bởi một chính sách tư vấn cho rằng việc đánh giá, các cuộc hẹn, chương trình xúc tiến, và quyết định phân bổ ngân sách sẽ chỉ xem xét đến các tài liệu tham khảo được lưu trữ trong ORBi.

Hiện nay, ORBi chứa khoảng hơn 94.700 tài liệu tham khảo, trong đó có khoảng 57.800 (61%) là dạng toàn văn (29.900 trong số đó [52%] là dạng toàn văn OA), và được hơn 2.400 lượt tải về mỗi ngày.

Bên cạnh sự ủng hộ của các thể chế chính sách mạnh mẽ, còn các yếu tố khác đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của ORBi. Một trong số đó là sự cải tiến theo định hướng người sử dụng kho: cụ thể hơn, chúng ta công nhận rằng việc tham khảo và phổ biến rộng rãi là yếu tố cơ bản để đạt được sự gia tăng thực sự về khả năng được tiếp cận của các ấn phẩm khoa học của các tác giả. Theo quan điểm đó, những nỗ lực của Thư viện đại học Liège là rất hiệu quả. Ví dụ, khi một tài liệu tham khảo đã được lưu trữ trong ORBi, nó có thể được tìm kiếm trong vòng một giờ lưu trữ. ORBi có thể được tiếp cận bởi hệ thống dịch vụ dữ liệu Primo Central Index của Ex Libris và giao diện Primo được triển tại nhiều trường đại học trên thế giới.

Đại học Liège đã tiến hành một số cuộc phỏng vấn với các nhà nghiên cứu và được ghi lại trong video dưới đây, xác nhận rằng họ cũng nhận thức được những lợi ích này. Ngoài việc tiếp cận được nhanh chóng một lượng độc giả rất lớn, các nhà nghiên cũng sớm thấy được sự ảnh hưởng của lượng độc giả đó. Christian Hanzen, giáo sư tại khoa Y học thú y, nói: "Khi tôi xem xét số lượt tải tài liệu của tôi và tôi nhìn thấy nguồn gốc của chúng, tôi nhận ra được sức ảnh hưởng mà tôi có thể có."