Primo cung cấp một giao diện thống nhất cho các thư viện trường đại học thành viên và tạo khả năng truy cập dễ dàng tới một mục lục chung của hệ thống thư viện trường. Hơn thế nữa, Primo sẽ đơn giản hóa và tổ chức lại sự tìm kiếm và phát hiện tài nguyên thông tin nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng học tập và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP. HCM).

Hà Nội, Việt Nam–  ngày 29 tháng 8 năm 2011.Công ty Cổ phần DVTM và Thông tin Kỹ thuật (TED Engineering Documents JSC – TED), môt nhà phân phối ủy quyền duy nhất của các giải pháp của Ex Libris ở Việt Nam, rất vui mừng thông báo rằng Mạng Thư viện Đại học (Academic Library Network) của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) đã đi vào vận hành với Primo, một giải pháp Phát hiện và Chuyển giao tài nguyên thông tin thư viện của Ex Libris. Primo cung cấp một giao diện thống nhất cho một mục lục chung của 6 thư viện thành viên trong mạng này: Thư viện Trung tâm; Thư viện Đại học Bách khoa; Thư viện Khoa học Xã hội và Nhân văn; Thư viện Khoa học Tự nhiên; Thư viện Đại học Kinh tế và Luật; Thư viện Đại học Quốc tế.

Hơn nữa, với sức mạnh của Primo, mục lục chung này hay có thể gọi là cổng tra cứu sẽ cung cấp cho người dùng khả năng truy cập dễ dàng tới nhiều bộ sưu tập in, điện tử và số. Hộp tìm kiếm duy nhất trên Primo cho phép người dùng có trải nghiệm tìm kiếm như Google tài nguyên học tập và nghiên cứu đồng thời ở nhiều mục lục (OPAC), tài nguyên điện tử và bộ sưu tập số sẵn có được tích hợp của ĐHQG TP.HCM, và đem đến cho người dùng khả năng phát hiện thống nhất mà qua đó họ có thể tìm thấy và truy cập tất cả tài nguyên thông tin của thư viện.

Cơ sở dữ liệu Primo Central Index và công nghệ Deep Search của giải pháp, một thành phần trong cam kết chiến lược của Ex Libris nhằm cung cấp khả năng phát hiện có chất lượng đối với tất cả tài nguyên thông tin thư viện, cho phép dữ liệu của thư viện từ tất các nguồn được tích hợp thông suốt. Primo cho phép hiển thị những tập hợp kết quả được sắp xếp phù hợp bao gồm dữ liệu từ các kho dữ liệu bên ngoài cùng với dữ liệu nội sinh của thư viện. Một tập hợp kết quả tìm kiếm thống nhất, sắp xếp phù hợp và hiển thị khả năng phân loại tự động theo phần tử thông tin (faceted). Tích hợp chặt chẽ với các chỉ mục bên ngoài cho phép Primo thúc đẩy khả năng truy xuất những dữ liệu liên quan chứa đựng trong các hệ thống chỉ mục từ xa để làm cho nó dường như là một phần bên trong của Primo. Kết quả là người dùng thấy được ngay lập tức các kết quả tìm kiếm, được sắp xếp phù hợp, chất lượng cao, kết hợp với nhiều chức năng làm tăng khả năng phát hiện tài nguyên thông tin, như dữ liệu được đóng góp bởi người dùng, phân loại tự động theo phần tử thông tin (facets), góc nghiên cứu, gợi ý câu hỏi truy vấn (Did you mean), gợi ý đọc thêm cấp độ bài báo phát sinh từ dịch vụ bX (bX Scholarly Recommender Service)

Primo cung cấp một giao diện sẽ giúp chúng tôi hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trên mạng,” Ông Phạm Văn Triển, phó giám đốc Thư viện Trung tâm tại ĐHQG TP.HCM, nhận xét.“ cho phép chúng tôi tùy biến giao diện, cũng như tích hợp nhiều dạng siêu dữ liệu và tài nguyên thông tin mới mà hiện chúng không còn phù hợp với những OPAC và hệ thông thư viện tích hợp (ILS) hiện có. Bằng việc thống nhất khả năng phát hiện và chuyển giao nhiều định dạng tài nguyên thông tin nội sinh và từ xa – cho dù nó dưới dạng in, điện tử hay số – chúng tôi đã và đang làm đơn giản hóa cũng như tổ chức lại khả năng tìm kiếm và phát hiện cho cộng đồng người dùng tin của chúng tôi. Những tính năng mới này sẽ giúp chúng tôi trở nên ngày càng phù hợp hơn trong bối cảnh tìm kiếm thông tin học tập, nghiên cứu của người dùng tin ngày nay,” Ông Triển giải thích thêm. “Chúng tôi rất vui mừng được công bố dịch vụ Primo mới này tới cộng đồng người dùng tin của ĐHQG TP.HCM vào đầu năm học mới sắp tới.” Ông Triển cho biết.

Cô Hoàng Thị Hồng Nhung, trưởng bộ phận dịch vụ tham khảo và thủ thư dịch vụ điện tử, tại Thư viện Trung tâm – ĐHQG TP.HCM, nhận xét “Chúng tôi rất hài lòng và ấn tượng về sự cam kết của công ty TED trong việc giúp thư viện triển khai Primo thành công. Sự hỗ trợ và sự cộng tác gần gũi giữa các đội ngũ triển khai với nhau đã được phản ánh rõ trong sự thành công này. Tôi thực sự bị lôi cuốn với Primo. Nó thể hiện chức năng theo nhiều cách. Cụ thể là, siêu dữ liệu thư mục được thu hoạch vào trong kho dữ liệu của Primo tự động được làm giàu với trang bìa, mục lục của tạp chí (JournalTOC), tính năng xem trước toàn văn của  Google ebooks (Preview/Fulltext Google Books) và nhiều dữ liệu làm giàu khác từ các nguồn tài nguyên điện tử học thuật và nghiên cứu bên ngoài. Giờ đây người dùng trên Primo sẽ cảm thấy khá thú vị khi họ có thể đọc ngay 25% toàn văn của sách điện tử sẵn có cho những biểu ghi thư mục liên quan được chỉ mục trong bộ sưu tập của thư viện từ dịch vụ Google Books được nhúng trong giao diện Primo trước khi quyết định đọc toàn bộ cuốn sách thông qua những dịch vụ điện tử cấp phép hoặc yêu cầu một cuốn sách in liên quan.” Cô Nhung cho biết thêm, “Primo là một cải tiến lớn so với những OPAC truyền thống.Tôi thực sự thích ý tưởng gán thẻ phân loại riêng và nhận xét những cuốn sách, và chia sẻ với cộng đồng người dùng theo cách này.”

Chúng tôi vui mừng rằng Mạng Thư viện Đại học – ĐHQG TP.HCM đã chọn Primo để cung cấp một điểm truy cập duy nhất tới những bộ sưu tập ngày một mở rộng của trường,” Ông Jason Tan, Giám đốc thương mại tại Ex Libris Asia Pacific Ltd, nói. “Primo sẽ cho phép sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu tại các đại học thành viên ĐHQG TP.HCM dễ dàng tìm thấy tài nguyên học tập và nghiên cứu của mạng thư viện này và sử dụng tối đa chúng. Chúng tôi hân hạnh được chào đón các thư viện ĐHQG TP.HCM gia nhập cộng đồng khách hàng Primo đang tăng trưởng nhanh chóng trên khắp toàn cầu và mong muốn được làm việc và cộng tác gần gũi hơn nữa với mạng thư viện này.” Ông Jason cho biết thêm.

Ông Vũ Sỹ Dũng, giám đốc Công Ty CP DVTM và Thông tin Kỹ thuật (TED Engineering Docuemts JSC), cho biết: “Chúng tôi cảm thấy thực sự được khích lệ khi đã triển khai thành công một giải pháp phát hiện và chuyển giao tài nguyên thông tin giàu tính năng như Primo tại mạng Thư viện ĐHQG TP.HCM sau khi đã triển khai thành công hệ thống thư viện tích hợp Aleph ở đây. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm cơ hội để làm việc với các thư viện ĐHQG TP.HCM và tiếp tục mở rộng năng lực hệ thống này để phục vụ hiệu quả cộng đồng người dùng thư viện có yêu cầu ngày càng cao,” Ông Dũng cho biết thêm.

Về Mạng Thư viện Đại học – ĐHQG TP.HCM

Hệ thống Mạng Thư viện Đại học – ĐHQG TP.HCM(Academic Library Network) hiện đem đến một ví dụ dẫn đầu về sự hợp tác giữa các thư viện đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM, bao gồm:

Thư viện Trung tâm

–  Thư viện Đại học Bách khoa

–  Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên

Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

–  Thư viện Đại học Quốc tế

–  Thư viện Đại học Kinh tế – Luật

–  Thư viện Đại học Công nghệ Thông tin

–  Thư viện Viện Môi trường và Tài nguyên

–  Thư viện Trường Phổ thông Năng khiếu

Sự hợp tác giữa các thư viện của những đại học thành viên – ĐHQG TP.HCM này đã trở lên chính thức hơn trong ba 3 năm qua kể từ khi giám đốc ĐHQG TP.HCM ban hành một quyết định phù hợp vào năm 2008 liên quan đến việc xây dựng một hệ thống thư viện thống nhất trên toàn ĐHQG TP.HCM. Mặc dù sự tăng cường công nghệ tiên tiến trong một thập kỷ qua đã tăng mức độ hợp tác này, song một sự hợp tác chính thức hơn đã được cụ thể hóa bằng các thoản thuận giữa các thư viện thành viên vì một mục tiêu và lợi ích chung.

Chiến lược liên kết các thư viện trong ĐHQG-TP.HCM thành một hệ thống thư viện thống nhất và đồng bộ, phục vụ chung một cách hiệu quả cho tất cả độc giả là giảng viên, cán bộ viên chức, nhà nghiên cứu, sinh viên của ĐHQG-HCM, tiến đến liên thông với các thư viện, trung tâm thông tin khác trong và ngoài nước là mục tiêu vừa cấp bách vừa lâu dài của hệ thống thư viện ĐHQG- TP.HCM.

Về Đại học Quốc Gia – TP. Hồ Chí Minh

Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-TP.HCM) được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.

Năm 2001, ĐHQG-HCM được tổ chức lại theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. ĐHQG-TP.HCM cũng như ĐHQG Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Theo đó, ĐHQG-TP.HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Hiện nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 01 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ như:

– Trường Đại học Bách khoa

– Đại học Khoa học Tự nhiên

– Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn

Đại học Quốc tế

– Đại học Công nghệ Thông tin

– Trường đại học Kinh tế – Luật

– Viện Môi trường – Tài nguyên

– Khoa Y

– Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện Trung tâm, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư, Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Trường Phổ Thông Năng Khiếu thuộc ĐHQG-TP.HCM chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu thuộc các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh.

Cơ quan hành chính của ĐHQG-TP.HCM đặt tại phường Linh Trung – Thủ Đức. Hiện ĐHQG-TP.HCM được xây dựng trên diện tích 643,7 hecta tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một đô thị khoa học hiện đại do chính phủ hỗ trợ.

Đại học Quốc gia Hồ chí Minh hiện là trường đại học hàng đầu Việt Nam trong các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Quy mô đào tạo chính quy (bao gồm đại học và sau đại học) của ĐHQG-TP.HCM là 49.714 với 74 ngành đào tạo bậc đại học, 89 ngành đào tạo Thạc sĩ và 91 ngành đào tạo Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa học kinh tế.

Về đội ngũ, ĐHQG-TP.HCM có tổng cộng 4.302 cán bộ – công chức bao gồm 2.403 cán bộ giảng dạy (1.899 người có trình độ sau đại học với 640 tiến sỹ và 1.259 thạc sỹ, 169 người có chức danh GS-PGS). ĐHQG-TP.HCM không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển tiềm năng của sinh viên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong nước và toàn cầu.

 Về TED Engineering Documents JSC

Công ty cổ phần DVTM và Thông tin kỹ thuật (TED Engineering Documents JSC) là một công ty trong nước chuyên kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung và thư viện với mục tiêu:

–          Cung cấp các sản phẩm thông tin học thuật và cơ sở dữ liệu điện tử tốt nhất cho các trường đại học, viện nghiên cứu, các văn phòng chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp, như các tiêu chuẩn kỹ thuật, sách điện tử, tạp chí điện tử và các bộ sưu tập thông tin kỹ thuật phục vụ cho triển khai hoạt động hậu cần (logistics) toàn diện, cung cấp dịch vụ nhanh chóng và thường xuyên cập nhật thông tin dịch vụ để phục vụ nhu cầu thông tin quan trọng của nhiều ngành công nghiệp.

–          Cung cấp cho thư viện theo định hướng, công nghệ và các giải pháp số hóa hiện đại nhất, hỗ trợ các tổ chức của bạn như thế nào để có thể tạo ra các sản phẩm số hóa chất lượng và hiệu quả, bổ sung các kiến thức về bảo quản và lưu trữ trong định dạng số, và giúp di chuyển các bộ sưu tập nội sinh có giá trị của thư viện từ sách in hoặc tài liệu đóng tập sang vương quốc số.

–          Cung cấp các giải pháp thư viện toàn diện và vượt trội, cũng như sự quản lý các bộ sưu tập in và bộ sưu tập số hoặc tài sản, tài nguyên điện tử, hệ thống tìm kiếm siêu dữ liệu và các giải pháp xử lý nối kết điện tử trong môi trường số, giải pháp quản lý quyền số (DRM) cũng như các dịch vụ ourtsourcing.

Về Ex Libris

Ex Libris là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp tự động hóa cho các thư viện đại học. Với bộ sản phẩm duy nhất toàn diện cho quản lý tài liệu điện tử, số và in, Ex Libris cung cấp các sản phẩm hiệu quả, thân thiện với người dùng đáp ứng mọi nhu cầu của các thư viện ngày hôm nay và sẽ tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi của họ trong tương lai. Ex Libris duy trì một số lượng người dùng ấn tượng gồm hàng nghìn các sites sử dụng ở hơn 80 quốc gia trên cả 6 châu lục.

Chuyên phát triển các giải pháp sáng tạo trong việc cộng tác chặt chẽ với cộng đồng người dùng, Ex Libris cho phép các trường đại học, quốc gia và thư viện nghiên cứu tối đa hóa năng suất và hiệu quả trong cùng một thời điểm, giúp nâng cao những trải nghiệm người dùng. Bằng cách trao quyền cho người dùng để phát hiện và có được những thông tin mà họ cần, thư viện đảm bảo được vị thế của họ là cầu nối đến với tri thức.

Để có thêm thông tin về tập đoàn Ex Libris, xin hãy ghé thăm website của chúng tôi, hãy truy cập những sáng kiến và những bài bình luận trên blogs, và vào trang Twitter.

Theo bản tin TED và Ex Libirs 08/2011