Những chức năng quan trọng và một phân hệ kế hoạch bảo quản mới đã nâng cấp thêm nữa hệ thống bảo quản số có tính quốc tế này.

Jerusalem, Israel — ngày 11 tháng 01 năm 2010. Tập đoàn Ex Libris vui mừng thông báo ra mắt phiên bản beta 2.0 của Rosetta, một hệ thống bảo quản số của Ex Libris. Sự thử nghiệm hiện nay đang diễn ra tại Thư viện Quốc gia New Zealand (National Library of New Zealand), phiên bản 2.0 sẽ được thông báo tới tất cả các khách hàng Rosetta vào mùa xuân 2010.

Hệ thống bảo quản số Rosetta của Ex Libris cho phép những tổ chức thông tin thư viện quản lý, bảo quản, và đảm bảo cung cấp khả năng truy cập tới tài liệu lâu dài và vĩnh viễn – những tài liệu nội sinh của các tổ chức, dữ liệu đầu ra nghiên cứu dưới định dạng số, hình ảnh số, websites, và nhiều tài liệu số hóa và sẵn có dưới dạng số (digitally born and digitized materials) khác. Rosetta hỗ trợ bổ sung, đánh giá sự hợp lệ, nhập liệu, lưu trữ, bảo quản, và phân tán các đối tượng số từ nhiều nguồn và định dạng, đồng thời giữ cho thông tin này luôn an toàn trong khi cho phép các tổ chức này triển khai nhiều chính sách và chiến lược bảo quản số phù hợp.

Phiên bản 2.0 giới thiệu một dạng phân hệ kế hoạch bảo quản lần đầu tiên sẵn có. Tuân thủ với tiêu chuẩn OAIS (Open Archival Information System), phân hệ này cho phép các tổ chức thông tin thư viện quản lý và làm giảm tối thiểu những rủi ro liên quan đến định dạng số và triển khai nhiều tác vụ bảo quản phù hợp. Phân hệ kế hoạch bảo quản bao gồm tác vụ làm giảm rủi ro và một thư viện về định dạng số. Rosetta quản lý quy trình kế hoạch bảo quản từ rủi ro đến thực hiện những tác vụ cho phép đánh giá và so sánh các hình thức lựa chọn bảo quản khác nhau. Hơn thế nữa, Rosetta cung cấp một thư viện về các định dạng số dựa trên kho lưu trữ định dạng số toàn cầu PRONOM, một kho lưu trữ cho phép các thư viện thêm vào và quản lý nhiều định dạng bổ sung khi chúng trở lên phù hợp và đăng ký những mức độ rủi ro khác nhau đối với những định dạng số mới.

Với phiên bản 2.0, những tổ chức thông tin vận hành hệ thống Rosetta có thể chia sẻ thông tin về những mức độ rủi ro và định dạng số trên cấp độ mạng.

Những đặc tính mới khác của phiên bản sản mới này bao gồm:

Xóa đối tượng: để phù hợp với những thông lệ bảo quản số riêng biệt, quy trình xóa trong phiên bản 2.0 đòi hỏi sự phê chuẩn trước khi một đầu mục bị xóa. Lý do đưa ra cho mỗi lần xóa sẽ được lưu giữ vĩnh viễn.

Khôi phục đối tượng từ khu vực lưu trữ vĩnh viễn: Để ngăn cản đối tượng bị mất hay bị hủy, Rosetta lưu thông tin trên đĩa cứng như là một phần của kho số vĩnh viễn. Phiên bản 2.0 cho phép đối tượng từ kho lưu trữ vĩnh viễn được khôi phục bất cứ khi nào.

Những ngoại lệ trong quyền truy cập: Rosetta cho phép một thư viện định nghĩa quyền truy cập dựa trên những chính sách duy nhất của một tổ chức. Với phiên bản 2.0, thư viện sẽ có thể tạo ra những ngoại lệ và thay đổi tạm thời tới chính sách truy cập, ví dụ như quyền truy cập trong thời gian ngắn đối với nhà nghiên cứu chuyên môn.

Chúng tôi cảm thấy phấn khích về sự ra mắt phiên bản 2.0 của Rosetta,” TS. Klaus Ceynowa, phó tổng giám đốc của Thư viện Vùng Bavarian (Bavarian State Library), đã nhận xét. “Rõ ràng rằng nhân viên của chúng tôi đang mong muốn được làm việc với phân hệ bảo quản số mới này, một phân hệ sẽ quản lý toàn bộ quy trình bảo quản.

Rosetta là một cấu thành chính trong nỗ lực phát triển của Thư viện Quốc gia New Zealand (National Library of New Zealand) nhằm xây dựng một chương trình bảo quản số bền vững,” Steven Knight, giám đốc chương trình nghiên cứu và tư vấn một hệ thống bảo quản số cho biết. “Chúng tôi đang vận hành thành công phiên bản đầu tiên của Rosetta trong hơn một năm qua và rất vui mừng thấy được những thư viện hỗ trợ định dạng phong phù về tính năng, phân hệ quản lý rủi ro, và kế hoạch bảo quản số cùng các tác vụ phù hợp đã được phát triển sắp đi vào triển khai thực tế.

Yaniv Levi, trưởng nhóm quản lý sản phẩm Rosetta tại Ex Libris, cho biết thêm: “Phiên bản 2.0 là một cột mốc quan trọng đối với sản phẩm Rosetta và Ex Libris. Đi cùng với tất cả các lần ra mắt phiên bản mới, chúng tôi đã làm việc gần gũi với nhiều khách hàng Rosetta để nhận ra những tính năng cần phát triển đối với phiên bản sản phẩm mới này. Chúng tôi mong muốn tiếp tục cộng tác với khách hàng để mở rộng và nâng cao hơn nữa năng lực của Rosetta.”

Theo bản tin Ex Libris 01/2010