Được giao nhiệm vụ vào năm 2003 nhằm đưa thư viện của trường vào thế hệ công nghệ và dịch vụ chuyển giao tiên tiến kế tiếp, Đại học Melbourne (University of Melbourne) quyết định thay thế hệ thống Buddy – một hệ thống tìm kiếm thư viện già nua và tự phát triển cho tài nguyên điện tử – và mở rộng giao diện tìm kiếm tới tất các dạng tài liệu, với hệ thống cổng tìm kiếm siêu dữ liệu (MetaLib Portal) và hệ thống quản lý tài sản số (DAM).

Andrew Veal, Điều phối viên triển khai Hệ thống Kho số của Ban Dịch vụ Thông tin tại Thư viện Đại học Melbourne giải thích rằng, “Mục tiêu được thư viện đề ra cho hệ thống quản lý tài sản số bao gồm việc cung cấp năng lực tìm kiếm hiệu quả cho phép người dùng tin phát hiện, xác định vị trí, và truy xuất nhiều đối tượng số; đồng thời tạo ra một hệ thống lưu trữ hiệu quả cho tài nguyên số và siêu dữ liệu gắn kết chúng; cùng với việc triển khai luồng công việc nghiệp vụ, chính sách cũng như quy trình quản lý các đối tượng số và quyền truy cập; và cuối cùng, xây dựng một hạ tầng thông tin đủ mạnh để đảm bảo những đối tượng số luôn bền vững với thời gian. Để nhận ra một hệ thống quản lý tài sản số tốt nhất có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu của thư viện, chúng tôi đã tiến hành một quy trình đánh giá sâu, trong quá trình đó chúng tôi đã xem xét nhiều sản phẩm được giới thiệu bởi nhiều nhà cung cấp giải pháp quản lý tài sản số lớn (DAM). Và cuối cùng chúng tôi nhận thấy DigiTool của Ex Libris là giải pháp tốt nhất phù hợp.”

Tùy biến DigiTool cho Đại học Melbourne

Veal cho biết thêm, “Đại học Melbourne đã tận dụng một cách tối đa những lựa chọn tùy biến của DigiTool để thỏa mãn mọi yêu cầu kho số cho việc di trú và chuyển đổi dữ liệu, tạo ra siêu dữ liệu cũng như thu hoạch chúng, và các dịch vụ của kho số.” Điều này cho phép nhân viên thư viện dễ dàng duy trì bộ sưu tập và thao tác với việc gửi và nhập đối tượng số cũng như biên tập siêu dữ liệu liên quan.

Veal nhận xét thêm, “Bằng việc xây dựng chính sách tập trung lưu trữ, sao lưu và quản lý các đối tượng số, đồng thời xây dựng chính sách chuyển giao phân tán, Đại học Melbourne có thể đưa ra những dịch vụ của DigiTool thông qua nhiều ứng dụng cấp độ trường (University Level), như hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nghiên cứu, và nhiều web site của các bộ sưu tập số nội sinh.

Hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều môi trường vận hành mà trường đại học này lựa chọn triển khai DigiTool – một trường vận hành thực tế, một trường dự phòng, môi trường phát triển – được cung cấp theo hạ tầng kiến trúc, khu vực phát triển, Quản trị cơ sở dữ liệu, và bởi nhóm hỗ trợ tạo ra môi trường thực tế.

Naomi Burke, người phụ trách chuyển giao dịch vụ cho các hệ thống thư viện tại Đại học Melbourne nhận xét, “Khả năng đáp ứng được nhiều môi trường vận hành cho phép chúng tôi cung cấp một sự hỗ trợ mạnh cho những bộ sưu tập quý giá như hình ảnh, âm thanh và văn bản được quản lý trong kho số.”

DigiTool làm cho tài nguyên số dễ dàng truy cập đối với bạn đọc và nhân viên thư viện hơn

Với việc chọn DigiTool như là hệ thống cho quản lý và truy cập kho số của thư viện, Đại học Melbourne đã đem đến cho bạn đọc sự hiểu biết rõ ràng hơn về các bộ sưu tập số tích hợp, và nhiều giao diện mà thông qua đó bạn đọc có thể tìm kiếm và truy xuất các đầu mục tài liệu số.

DigiTool cho phép thư viện Đại học Melbourne trình bày và quản lý tài nguyên số trong nội bộ trường và từ xa thông qua một ứng dụng tích hợp và tập trung để đảm bảo sự lưu trữ và sao lưu. Tài nguyên được lưu trữ và mô tả trong DigiTool có thể dễ dàng được tìm kiếm thông qua dịch vụ Supersearch, một ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu cơ chế cổng MetaLib,” Burke cho biết thêm.

Veal cũng cho biết, “DigiTool cung cấp khả năng truy cập kiểm soát tới tài nguyên dựa trên sự kết hợp trao quyền cấp độ người dùng và những điều kiện về bản quyền và cấp phép được áp dụng cho mỗi đầu mục số.

Sự phát triển chưa bao giờ dừng lại…

Burke giải thích thêm, “Những giao diện lập trình (APIs) linh hoạt và dịch vụ X-Service đã cho phép chúng tôi phát triển lớp lập trình kho số riêng của mình, mà thông qua đó chúng tôi cung cấp thêm nhiều dịch vụ quản lý và phát hiện đối tượng số cũng như một lớp tích hợp giữa nhiều các ứng dụng mà chúng tôi đã phát triển. Kiến trúc mở của DigiTool đã cho phép chúng tôi chuyển giao dịch vụ của kho số thông qua nhiều ứng dụng khác của trường, như hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS), hệ thống quản lý nghiên cứu (Research Management System), và nhiều website của các bộ sưu tập số nội sinh.

Trường Đại học Melbourne cũng đã phát triển những dịch vụ được xem như là đòi hỏi của công việc chính trong quá trình di trú các bộ sưu tập. Những dịch vụ này bao gồm một ứng dụng thống kê nhằm cung cấp cho người dùng tin sự hiển thị dữ liệu thống kê sử dụng biểu ghi theo ngày và tác giả, cũng như một công cụ phát sinh trích dẫn thư mục trích xuất từ các biểu ghi siêu dữ liệu để phát sinh trích dẫn cho từng bộ sưu tập mục tiêu.

Về Đại học Melbourne

Được thành lập vào 1853, Đại học Melbourne đã dành được 10 giải thưởng tuyên dương cho những Đóng góp Nổi bật Carrick tới các Chương trình Học tập của Sinh viên (Carrick Citations for Outstanding Contributions to Student Learning programs), đồng thời được công nhận là trường đi đầu và có sức sáng tạo trong giảng dạy, sự cống hiến và tận tâm cho sự nghiệp học tập của sinh viên.

Với sự di trú tới một hệ thống thư viện mới vào năm 2006, Đại học Melbourne đã mở rộng giao diện tìm kiếm chung, các khả năng tìm kiếm siêu dữ liệu và quản lý tài sản số. Và DigiTool đã cho phép thư viện trường đại học này trình bày tất cả tài nguyên số, được quản lý cả ở cấp độ trường và từ xa thông qua một ứng dụng tích hợp, tập trung nhằm đảm bảo khả năng lưu trữ mạnh và sao lưu. Giờ đây bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm tài nguyên thông tin được lưu trữ và mô tả trong DigiTool thông qua dịch vụ Supersearch, một hệ thống ứng dụng tìm kiếm siêu dữ liệu của trường dựa trên giải pháp cổng Metalib của Ex Libris.

Theo bản tin nghiên cứu người dùng 2008 của Ex Libris