Hiện nay, chia sẻ nguồn tài nguyên số không còn là vấn đề xa lạ với thư viện hiện đại nói riêng và người dùng tin nói chung. Chia sẻ nguồn tài nguyên số là giải pháp mang tính toàn cầu, cấn thiết cho các thư viện điện tử.  Vậy thế nào là “ Tài nguyên số”. Trước hết, tài nguyên nêu ở đây là tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên số là nơi tập hợp các loại tài liệu như: sách, tạp chí, bải giảng, luận văn, cơ sở dữ liệu,v.v. được lưu trữ dưới dạng điện tử khác nhau như  văn bản (Text), Postscript, Adobe PDF, Microsoft Word, HTML, CSLD SQL.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc chia sẻ nguồn lực tài nguyên số sẽ mang lại rất nhiều tiện ích cho thư viện và cho người dùng tin. Bạn đọc không cần đến thư viện mà vẫn có thể truy cập nguồn tài nguyên số thông qua trang web của thư viện. Để có được nguồn tài nguyên số hóa là cả quá trình làm việc rất nỗ lực của cán bộ thư viện trong việc đưa các tài liệu giấy chuyển sang dạng số hóa tài liệu.

Mô hình số hóa tài liệu theo chuẩn quốc tế của các thư viện hiện nay

Hiện nay, Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên có một bộ danh mục tài nguyên số hóa rất phong phú và đa dạng  bao gồm:

  • Bộ cơ sở dữ liệu luận văn, luận án
  • Bộ cơ sở dữ liệu bài giảng
  • Bộ cơ sở dữ liệu giáo trình tiếng Việt
  • Tạp chí khoa học và công nghệ  – Đại học Thái Nguyên
  • Bộ cơ sở dữ liệu Khuyến Nông
  • Tạp chí chăn nuôi
  • Bộ cơ sở dữ liệu giáo trình tiếng Anh

Có thể khẳng định nguồn tài nguyên số hóa là xương sống của Trung tâm Học liệu. Nó thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thư viện điện tử, thư viện số. Việc nâng cấp và phát triển nguồn tài nguyên số là việc đang được tiến hành để khằng định vị thế của Trung tâm Học liệu trong xu thế mới của xã hội thông tin.  Sự phát triển của bất kỳ thư viện hiện đại nào thì  cũng phải đi kèm theo sự phát triển của nguồn tài nguyên số. Chúng ta cần phải nắm bắt được nhu cầu của xã hội cần cái gì và mục đích của người dùng tin tìm cái gì; nguồn tài nguyên số có mang lại lợi ích cho họ hay không. Khi chúng ta nắm bắt được nhu cầu này, thì nguồn tài nguyên số hóa của chúng ta sẽ thật sự mang lại hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của người dùng tin nói riêng.

Phùng Ngọc Sáng

Trung tâm Học liệu – ĐHTN